Kim cương quả thực rất đẹp và có giá trị cao, là niềm khao khát của nhân loại hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, giá trị của kim cương lại đến từ nhiều lý do như marketing, chi phí khai thác quá lớn, sự độc quyền của các công ty khai thác và tính hợp pháp từ nguồn gốc của loại đá quý này.

Không hẳn là loại đá quý “hiếm có khó tìm”, bởi trong nhiều năm qua, mặc dù nhiều mỏ kim cương lớn trên thế giới đã cạn kiệt, nhưng sản lượng kim cương cung cấp cho thị trường thế giới vẫn ổn định. Dưới đây là những lý do khiến cho kim cương trở nên đắt đỏ và là nguyên nhân của những cuộc tranh chấp đổ máu trên thế giới.

Chi phí khai thác kim cương quá lớn

Thời gian kim cương hình thành được tính bằng tỷ năm và chủ yếu nằm sâu trong lòng đất, nếu muốn khai thác được lượng kim cương này, thế giới cần phải có những thiết bị có thể khoan sâu tới 93 km về phía tâm Trái Đất. Và điều này đến nay gần như là không thể.

Những mỏ kim cương được khai thác tính đến thời điểm này chủ yếu là gần các miệng núi lửa đã tắt hoặc khoan vào các mạch khoáng ngầm chỉ cách mạch đất vài km tập trung ở các khu vực nhất định Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Tuy vậy, việc này cũng rất khó khăn bởi để tìm được một mỏ kim cương có sản lượng có thể đưa vào khai thác công nghiệp tiêu tốn thời gian lên đến hàng thập kỷ, số lượng công nhân thường xuyên tại các mỏ cũng lên đến vài trăm người và máy móc đưa vào khai thác luôn phải là hiện đại nhất. Để tìm được 1 carat kim cương, cần phải xới tung và sàng lọc đến 1,3 triệu tấn đất đá.

5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Quy trình khai thác kim cương cực kỳ tốn kém và mất nhiều thời gian

Sau khai thác, những viên kim cương thu được cần trải qua quá trình sàng lọc khắt khe. Những viên kim cương lớn được phân loại bằng tay, những viên kim cương nhỏ mới được phân loại bằng máy và chỉ 20% những viên kim cương đủ tiêu chuẩn 3C mới được đưa đến tay người thợ kim hoàn để tiến hành cắt gọt và đánh bóng, quy trình này cũng phải thực hiện hoàn toàn bằng tay mà không một loại máy móc nào có thể thay thế. Có thể thấy, số vốn đầu tư, nhân lực bỏ ra lớn như vậy, việc kim cương trở nên đắt đỏ là điều hoàn toàn dễ hiểu

5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Bên cạnh những mỏ lộ thiên, việc khai thác kim cương trong mỏ ngầm cũng được đẩy mạnh

Tiêu chuẩn 4C trong phân loại và đánh giá kim cương

Không phải viên kim cương nào được tìm thấy cũng có giá trị đắt đỏ.Giá trị của kim cương được đánh giá theo tiêu chuẩn 4C bao gồm: Carat (trọng lượng), Độ tinh khiết (Clarity), Màu sắc (Color) và Giác cắt (Cut). Khi còn là viên kim cương thô, giá trị của chúng chỉ bằng 40% so với giá trị của kim cương đã qua xử lý. Và qua mỗi lần cắt gọt mài giũa, khối lượng của chúng lại giảm đi nhiều.

Ngoài ra, giá trị của kim cương không tăng đều theo khối lượng của chúng, viên càng to, giá trị của chúng càng vượt trội.

Sự độc quyền trong khai thác kim cương

Việc khai thác và phân phối kim cương chủ yếu nằm trong tay một số công ty chủ chốt có thể kể đến như Alrosa, Debswana, BHP Billiton. Lớn nhất là De Beers kể từ khi thành lập năm 1888 đã thống trị ngành công nghiệp này và cũng là đơn vị định ra giá trị của kim cương.

Marketing

Bạn có ngạc nhiên không khi giá trị thực của kim cương chưa bằng một nửa số tiền bỏ ra, biểu tượng quyền lực, sự sang giàu và tình yêu vĩnh cửu và cũng mới chỉ xuất hiện cách đây vài thập niên? Đây là kết quả của chiến dịch marketing kéo dài và thành công nhất mọi thời đại.

Với chiến lược huyền thoại hóa kim cương, De Beers là công ty đã tạo ra slogan “A Diamond is forever” (tạm dịch: “Kim cương là vĩnh cửu”). Truyền thống trao nhẫn đính hôn đã có từ thời Trung cổ, nhưng không phổ biến. Bằng một chiến lược khôn ngoan, De Beers không chỉ làm sống dậy truyền thống mà còn làm thay đổi suy nghĩ của cả thế giới. Giờ đây trên khắp thế giới, kim cương không chỉ là một loại đá quý nữa, nó trở thành vật thiêng liêng không thể thiếu trong tình yêu và hôn nhân.

5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Chiến lược huyền thoại hóa kim cương của De Beers thông qua slogan “Kim cương là vĩnh cửu”

Buôn lậu kim cương

Chính sự đắt đỏ và lợi nhuận cao của kim cương đã trở thành miếng mồi ngon lành, béo bở của giới buôn lậu. “Chợ trời kim cương” ở Thành phố Surat, ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ được cho là nơi giao dịch những viên “kim cương máu” (kim cương được khai thác lậu, cướp bóc hoặc phục vụ cho những phong trào chống lại Nhà nước). Những viên kim cương đen tối này sẽ được tẩy trần sạch sẽ, làm giả giấy tờ để trở thành những viên kim cương có nguồn gốc sạch sẽ và đưa chúng đến tay người tiêu dùng toàn cầu, lợi nhuận thu về khoảng 3-5 tỷ USD.

 

Xem thêm:

Chiêm ngưỡng những viên kim cương đắt nhất thế giới

Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA