Đá quý nói chung là một trong những loại khoáng vật được tìm thấy trong tự nhiên được hình thành do quá trình địa chất hoặc sinh vật trong thời gian dài và có giá trị quý hiếm. Đá quý hiện nay có khoảng 100 loại trên tổng số 5070 loại khoáng sản và để được gọi là đá quý, chúng phải có những tiêu chuẩn giá trị dưới đây.

ĐẸP

Viên đá quý được đánh giá là đẹp nếu nó có đầy đủ các yếu tố màu sắc, độ tinh khiết, phản xạ ánh sáng tốt và các hiệu ứng quang học đặc biệt. Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng và giá trị của đá quý

Màu sắc càng tươi, đậm và rõ nét thì viên đá đó càng đẹp và có giá trị lớn, tiêu biểu như sapphire, ruby, emerald ngọc lục bảo, ngọc phỉ thúy là những loại đá quý có màu sắc đẹp và rực rỡ nhất.

Độ tinh khiết: Một viên đá quý không bị nứt vỡ, không có tạp chất, đốm mờ, độ tinh khiết càng cao thì giá trị càng lớn.

Độ phản xạ ánh sáng càng cao, lấp lánh lôi cuốn thị giác người nhìn khi có ánh sáng chiếu vào sẽ có giá trị cực cao, tiêu biểu là kim cương – “nữ hoàng của các loại đá quý”.

Hiệu ứng quang học: một số hiệu ứng quang học có thể kể đến như hiệu ứng thay đổi màu sắc, hiệu ứng ngũ sắc hay hiệu ứng ánh sao…

Cac-tieu-chuan-gia-tri-danh-gia-da-quy

Một số loại đá quý tiêu biểu

HIẾM

Với tư tưởng quý đi đôi với hiếm và những gì hiếm thì mới quý và có giá trị. Độ hiếm tiêu biểu trong dòng đá quý vượt xa cả kim cương ắt hẳn phải kể đến loại đá Alexandrite có khả năng thay đổi màu kỳ diệu dưới những nguồn ánh sáng khác nhau. Đá Alexandrite được tìm thấy khá muộn vào năm 1834 tại Nga vào đúng thời điểm  Sa Hoàng tương lai của Nga, Alexander II (1818-1881) làm lễ trưởng thành. Nó có màu đỏ và xanh lá, trùng với màu sắc tiêu biểu của Hoàng gia Nga xưa, nên được đặt theo tên của Sa Hoàng Nga tương lai – Alexandrite. Ngày nay ngoài Nga thì Brazil, Sri Lanka, Tanzania, India, Burma, Madagascar và Zimbawe cũng xuất hiện các mỏ của loại đá này nhưng lại không có tính chất đổi màu kỳ diệu như những viên đá xuất xứ tại Nga

BỀN

Giống với bất kỳ thứ sản phẩm hay đồ dùng nào, độ bền của đá quý cũng là một tiêu chuẩn hết sức quan trọng để đánh giá giá trị của nó.  Đá quý có độ bền cao sẽ giúp hạn chế các tác động từ bên ngoài trong quá trình sử dụng như va chạm, trầy xước, hóa chất

Độ cứng là khả năng chịu được tác động của va đập. Đá quý phải có độ cứng từ 7 trở lên trong thang độ cứng Mohs thì mới ít có khả năng bị vỡ hay trầy xước. Tuy nhiên một số loại đá có độ cứng thấp nhưng có vẻ đẹp, độ phản xạ ánh sáng hay hiệu ứng quang học đặc biệt vẫn được coi là đá quý nhưng trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải giữ gìn và bảo quản chúng cẩn thận

Độ dai: có thể kể đến là ngọc phỉ thúy do có cấu trúc đặc biệt nên độ cứng thấp nhưng lại rất dai

Độ bền hóa học: Khi sử dụng đá quý làm trang sức đeo hàng ngày, chúng khó tránh khỏi phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, dầu gội, sữa tắm, xà phòng, thuốc làm tóc, nhiệt độ cao…Bởi vậy, đá quý bắt buộc phải có độ bền để chống lại sự ăn mòn của hóa chất độc hại.

Ba tiêu chuẩn trên vô cùng quan trọng và quyết định trực tiếp đến giá trị của một viên đá quý. Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng mạnh của ngành công nghiệp đá quý thì giá trị của chúng còn bị chi phối bởi một số tiêu chuẩn khác

THỊ HIẾU

Thị hiếu của con người là thứ luôn thay đổi và biến động theo thời gian, vùng miền, văn hóa. Ví dụ: ngọc phỉ thúy là loại đá quý được ưa chuộng ở các nước phương Đông trong khi các nước Phương Tây lại ít coi trọng loại đá này.

Về khía cạnh thời gian, ở thời cổ đại, đá Opal được cho là có khả năng bảo vệ con người khỏi ma quỷ, khi đó chúng có giá trị lớn hơn vàng, nhưng ngày nay giá trị này đã dần thay đổi đi rất nhiều khi con người không còn mấy tim vào ma quỷ nữa.

CHẤT LƯỢNG CHẾ TÁC

Đá quý sau khi được khai thác sẽ ở dạng thô không được lấp lánh và có hình dáng như mong muốn và để làm thành đồ trang sức cần qua công đoạn cắt gọt,mài giũa.  Nếu viên đá đó được một nghệ nhân tài ba chế tác, vẻ đẹp và giá trị của nó sẽ lớn hơn rất nhiều lần

KHỐI LƯỢNG CARAT

Đá quý có khối lượng carat càng lớn thì giá trị của chúng càng cao. Bên cạnh đó những loại đá dùng làm đồ trang sức không nên quá lớn hoặc nặng sẽ gây khó khăn khi con người mang theo bên mình. Tiêu chuẩn này không áp dụng với những loại đá quý dùng làm vật phong thủy.

TÍNH ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ

Đá quý phải phải được công nhận bởi các chuyên gia và có giá trị ổn định trong một thời gian dài để dùng làm đồ trang sức hay của cải cất giữ.

 

Xem thêm:

Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất

Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA

Độ tinh khiết ảnh hưởng tới chất lượng kim cương như thế nào