Search

nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên

Kim cương thiên nhiên được mệnh danh là chúa tể của các loại đá quý bởi sự quý hiếm và vẻ đẹp vượt thời gian. Vậy bản chất kim cương thiên nhiên là gì? Nó có cấu tạo ra sao và điều gì làm nên giá trị vĩnh cửu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đá quý xa xỉ bậc nhất có giá trị liên thành này. Mang ý nghĩa “không thể phá hủy” trong tiếng Hy Lạp, Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon song song với than chì. Đây là loại khoáng sản có tính chất vật lý hoàn hảo, độ cứng cao và khả năng khúc xạ tốt nên được ứng dụng nhiều trong công nghiệp. Đặc biệt, chỉ khoảng 20% những viên đá có chất lượng tốt nhất, tinh khiết nhất được chế tác để tạo nên những kiệt tác trang sức không chỉ phụ nữ mà các quý ông trên hành tinh này đều khao khát. Nhưng những người có thể sở hữu một viên kim cương giá trị không nhiều, bởi vậy loại đá quý độc nhất vô nhị này luôn được xem là biểu tượng của vẻ đẹp tuyệt đối cũng như sự giàu có tối thượng.
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên

Chính sự quý hiếm bậc nhất nên số lượng kim cương nhân tạo được sản xuất ra với khối lượng gấp khoảng 4 lần so với kim cương thiên nhiên nhưng chủ yếu được dùng vào mục đích công nghiệp bởi chúng đều là những viên nhỏ và kém hoàn hảo. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ chế tạo đã có những phát triển vượt bậc, những viên kim cương nhân tạo có hình thức, chất lượng không thua gì kim cương thiên nhiên và rất khó nhận biết được bằng mắt thường. Lịch sử cho rằng kim cương đã được hình thành cách đây rất lâu, khoảng 1 tỉ đến 3,5 tỉ năm từ những khoáng vật có chứa carbon dưới nhiệt độ và áp suất cực cao ở sâu trong lòng đất. Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy vào thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên tại Ấn Độ. Đến thế kỷ 18, đây được coi là một “nguồn tài nguyên kim cương duy nhất”. Khi những mỏ này dần cạn kiệt, công cuộc tìm nguồn thay thế bắt đầu và nó đã gây ra cơn sốt khi hàng ngàn người tham gia tìm kiếm khai thác theo quy mô lớn, được biết đến đầu tiên là mỏ Kimberly - Nam Phi. Kim cương thiên nhiên được khai thác hầu hết là ở dạng thô và để trở thành một viên ngọc đẹp phải trải qua quy trình cắt mài hết sức tỉ mỉ dưới tay của các nghệ nhân kim hoàn lành nghề và dụng cụ cắt hiện đại. Phổ biến nhất hiện nay là 10 cách cắt để cho ra những viên kim cương lóng lánh với những hình thù đa dạng, cuốn hút: Kiểu tròn (Round/ Brilliant),  Kiểu vuông (Princess), Kiểu chữ nhật xếp tầng (Emerald), Kiểu hình vuông cắt góc (Asscher), Kiểu hạt thóc (Marquise), Kiểu Oval, Kiểu chữ nhật cắt góc (Radiant), Kiểu trái lê/giọt lệ (Pear), Kiểu trái tim (Heart), Kiểu chữ nhật tròn góc (Cushion).
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Các dạng cắt kim cương phổ biến

Về màu sắc (hay còn gọi là nước kim cương) được chia làm 2 loại: có màu và không màu. Kim cương không màu có thể có màu vàng, lục, nâu nhưng nhạt tới mức có thể coi là không màu và chiếm đại đa số. Kim cương có màu bao gồm màu vàng, màu nâu, màu xám có tông màu tối hơn và (hoặc) độ bão hòa màu cao hơn so với màu “Z” và tất cả kim cương có màu tự nhiên khác. Màu sắc trong tiêu chuẩn 4C là tiêu chí đánh giá mức độ trắng của một viên kim cương. Thế giới có nhiều cách phân cấp màu sắc của kim cương không màu, nhưng phổ biến hơn cả là bảng phân cấp theo chữ cái của GIA, bắt đầu bằng chữ D và kết thúc bằng chữ Z.
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Phân biệt màu sắc của kim cương theo tiêu chuẩn 4C

Những thông tin cơ bản về kim cương mà 24Cara cung cấp hy vọng phần nào giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về loại đá quý hiếm bậc nhất này, từ đó có cách nhận biết kim cương thật chính xác nhất.   Xem thêm: Chiêm ngưỡng những viên kim cương đắt nhất thế giới Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất 5 lý do kim cương sở hữu mức giá cực kỳ đắt đỏ
Back to Top