Search

Trang sức kim cương Baguette - Biểu tượng vẻ đẹp của nữ thần

NHỮNG SAI LẦM CỦA PHÁI ĐẸP KHI ĐEO TRANG SỨC

Giống như những bộ thời trang, trang sức chính là bộ quần áo thứ 2 của bạn. Phép so sánh đó cho ta thấy rằng, đây là 1 món đồ quan trọng và có thể giúp chúng ta tự tin hơn. Dưới đây là 9 tips giúp bạn tránh khỏi sai lầm khi mang phụ kiện trang sức.

1, ĐEO TRANG SỨC THEO BỘ

9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 1. Trang sức có thể khiến bạn trở nên thanh lịch sang trọng hơn, nhưng ngược lại cũng có thể khiến bạn thô kệch và kém sang. Nếu bạn sử dụng trang sức theo bộ, bạn sẽ rơi vào trường hợp thứ hai. Tuy nhiên, nếu bạn đã lỡ mua cả bộ trang sức, thì cũng đừng vội bỏ đi. Với bộ trang sức, bạn có thể dùng từng trang sức riêng lẻ để kết hợp với các trang sức khác, tạo ra nhiều phong cách khác nhau.

2, ĐEO TRANG SỨC BẰNG ĐÁ NHÂN TẠO

9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 2. Đá nhân tạo nhiều màu trông rất rẻ tiền, và nhìn chúng như nhựa trẻ em. Chúng thường có màu sắc không tự nhiên, và bị lỗi, chất lượng kém, thậm chí có thể rơi rụng ra khi đeo. Nếu muốn đeo đá quý, bạn có thể cân nhắc tới các loại đá như thạch anh tím, ngọc hồng lựu, hoàng ngọc,…

3. ĐEO TRANG SỨC BẰNG KIM LOẠI RẺ TIỀN

9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 3. Đồ trang sức rẻ tiền có thể trông cực kỳ sang trọng và hòa hợp với trang phục cho tới khi chúng bị đổi màu, khiến người khác nhận ra nguồn gốc của nó. Để tránh vấn đề này, bạn nên tránh đeo các trang sức bằng niken và đồng hoặc các hợp kim có chứa hai kim loại này. 4. ĐEO ĐỒ TRANG SỨC NHỰA 9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 4.

Đồ trang sức bằng nhựa sẽ khiến bạn nhìn cực kỳ kém sang, làm cho bạn như đang đeo đồ chơi trẻ em. Hơn nữa, chúng còn rất nhẹ, có thể khiến người khác dễ dàng nhìn ra chất liệu của chúng. Khi chọn trang sức, nhớ tuyệt đối không nên chọn đồ trang sức bằng nhựa.

5,ĐÁNH BÓNG VÀ PHUN SƠN TRANG SỨC QUÁ SÁNG BÓNG 9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 5.

Đồ trang sức giá rẻ thường được phủ thêm các hợp chất để tăng độ sáng bóng. Bởi bóng quá mức nên trông chúng rất giả. Với vàng và bạc thật, chúng cũng sáng bóng nhưng trông rất tự nhiên.

6, ĐEO TRANG SỨC HỌA TIẾT CẶP  9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 6.

Những kiểu dây chuyền có mặt kiểu cặp đối lập nhau đã lỗi thời từ lâu và chỉ còn dành cho trẻ em. Nếu bạn thích đồ trang sức cặp, hãy chọn nhẫn, dây chuyền giống hệt nhau. Điều đó đảm bảo sự tương đồng mà vẫn thanh lịch và thời thượng.

7, ĐEO TRANG SỨC CÓ QUÁ NHIỀU HỌA TIẾT HỌA TIẾT LÃNG MẠN 9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 7. Trang sức với các họa tiết như trái tim, cung tên, thiên thần, gấu, mèo động vật sẽ khiến bạn nhìn rất trẻ con. Biểu tượng tình yêu được cách điệu sẽ khiến trang sức nhìn thanh lịch đẹp đẽ hơn. Và dù cách điệu đi nữa, cũng không nên quá lạm dụng các chi tiết lãng mạn sến súa. Hãy biến mình trở nên vừa lộng lẫy vừa tinh tế bạn nhé! 8, ĐEO ĐÁ VỚI MÀU SẮC QUÁ RỰC RỠ 9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 8.

Với trang sức bằng đá nhân tạo, nếu chọn hãy chọn những màu như xanh đậm, nâu, anh đào và nên tránh các màu xanh lá, vàng, đỏ tươi. Với đá có men, bạn nên chọn màu tối bởi chúng sẽ sang hơn.

9, ĐEO QUÁ NHIỀU VÀ KẾT HỢP VỚI NHIỀU PHONG CÁCH 9 kiểu đeo trang sức sai quá sai sẽ khiến chị em già đi trông thấy - Ảnh 9. Hãy đeo trang sức vừa đủ thôi và chọn lựa kỹ càng trang sức phù hợp với phong cách ăn mặc của mình. Đừng quá tham lam, nếu không bạn sẽ nhìn rất kỳ cục, không hài hòa và nặng nề, rườm rà. Xem thêm bài viết: Mua nhẫn kim cương ở đâu?

24cara.vn hân hạnh cung cấp cho quý khách hàng những kiến thức bổ ích về trang sức. Cuối cùng, chúc các bạn sẽ có những trải nghiệm thật tuyệt vời cùng chúng tôi nhé. Trân trọng!

Viên kim cương mang lời nguyền trong bảo tàng Mỹ

 

Nhiều người đeo viên kim cương Hope đã có một kết thúc bi thảm, từ các vị vua, hoàng tử đến nhà sưu tập đá quý.

Ngày nay, du khách khi tới bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở thủ đô Washington, Mỹ, đều háo hức tới xem nơi trưng bày viên kim cương có tên gọi Hope. Đây là viên kim cương nổi tiếng nhất trong nhiều thế kỷ qua, với quá khứ mang đậm chất huyền thoại, bí ẩn và kinh dị. Nhắc đến Hope, nhiều người cũng tò mò về lời nguyền chết chóc liên quan đến nó. Theo Mentalfloss, có ít nhất 10 nạn nhân đã phải chết thê thảm sau khi chạm vào viên kim cương này. Mặt dây chuyền bao quanh viên kim cương Hope là 16 viên kim cương trắng, chuỗi vòng cổ treo mặt dây chuyền đính 45 viên kim cương trắng. Ảnh: Stiedu. Mặt dây chuyền bao quanh viên kim cương Hope là 16 viên kim cương trắng. 45 viên kim cương trắng khác đính trên chuỗi vòng cổ treo mặt dây chuyền. Ảnh: Stiedu. Câu chuyện về Hope được bắt đầu khi thương gia Pháp, Jean Baptiste Tavernier, mua một viên kim cương nặng hơn 112 carat. Theo nhiều người, viên kim cương lớn này được đào lên từ khu mỏ Kollur ở Golconda, Ấn Độ và có hình tam giác. Màu sắc của nó, theo miêu tả của Tavernier, là "một màu tím xinh đẹp". Tuy nhiên, có người khác nói rằng viên kim cương được Tavernier đánh cắp từ một ngôi đền ở Ấn Độ. Do đó, nó mang theo những lời nguyền khủng khiếp mà không ai biết. Nạn nhân đầu tiên là Tavernier. Ông ta chết không lâu sau khi trộm viên đá quý. Một số tài liệu mới đây đã phủ nhận thông tin về cái chết này và cho rằng Tavernier đã sống đến năm 84 tuổi. Năm 1668, Tavernier bán "cực phẩm" này cho vua Louis XIV cùng 14 viên kim cương lớn nhỏ khác, theo Siedu. Năm 1673, viên đá đã được thợ kim hoàn nổi tiếng Sieur Pitau mài giũa lại, chỉ còn nặng hơn 67 carat. Trong biên bản kiểm kê đồ đạc của hoàng gia Pháp, màu sắc của viên đá này được miêu tả là màu xanh da trời. Viên đá do đó có tên gọi Màu xanh của nước Pháp (French Blue). Viên kim cương này được nhà vua đeo bên mình trong các dịp lễ. Tuy nhiên, vua Louis XIV cũng chết không lâu sau đó và những người con hợp pháp của ông đều chết yểu, chỉ còn một người. Evalyn Walsh McLean, một trong những người được cho là nạn nhân của lời nguyền kim cương Hope. Sau khi sở hữu viên kim cương này, tiểu thư Evalyn, người thừa kế của một gia đình giàu có tại New York đã gặp nhiều biến cố. Mẹ chồng, con trai 9 tuổi của cô đã chết không lâu sau khi Evalyn đón nhận Hope. Ảnh: Stiedu. Evalyn Walsh McLean, một trong những người được cho là nạn nhân của lời nguyền kim cương Hope. Sau khi sở hữu viên kim cương này, tiểu thư Evalyn, người thừa kế của một gia đình giàu có tại New York đã gặp nhiều biến cố. Mẹ chồng, con trai 9 tuổi của cô đã chết không lâu sau khi Evalyn đón nhận Hope. Ảnh: Stiedu. Nạn nhân tiếp theo là Nicholas Fouquet, một cận thần của Louis XIV. Ông ta đã đeo viên kim cương này trong một dịp đặc biệt và cũng không lâu sau đó, người này bị thất sủng, bị giam cầm suốt 15 năm. Năm 1791, khi Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette chạy khỏi nước Pháp, viên ngọc quý được Kho bạc hoàng gia Pháp cất giữ và chuyển nhượng cho chính phủ lâm thời. Nó bị đánh cắp vào tháng 9/1792. Và những người chủ của nó, Louis và Marie đều có cái kết bi thảm. Bạn thân của hoàng hậu, công chúa Marie Louise xứ Savoy, cũng từng đeo viên kim cương này, đã bị sát hại dã man. Đầu của bà được treo ở cửa sổ phòng giam của Hoàng hậu. Nơi trưng bày Hope được nhiều du khách dừng chân ngắm nhìn lâu nhất khi tới bảo tàng. Ảnh: Wiki. Năm 1812, một viên kim cương xanh nặng hơn 40 carat xuất hiện ở London. Người ta tin rằng, đây chính là viên "kim cương xanh của nước Pháp" và được đặt tên mới là Hope (Hy vọng). Vua George IV của Anh đã mua lại viên kim cương. Khi vua qua đời vào năm 1830, ông đã để lại một khoản nợ lớn. Do đó, viên kim cương được rao bán. Năm 1839, viên kim cương này thuộc về nhà sưu tập đá quý Henry Philip. Henry cũng chết ngay trong năm đó, và sau nhiều vụ kiện tụng, viên kim cương thuộc quyền sở hữu của cháu trai Henry. Năm 1901, hậu duệ của Henry sau này phải sống trong cảnh đói nghèo, đã bán viên đá quý này để lấy tiền trả nợ. Viên kim cương sau đó thuộc về tay của hoàng tử Nga Ivan Kanitovsky. Khi ông tặng nó cho người tình của mình, nàng đã bị bắn chết ngay trong đêm đầu tiên đeo Hope. Hai ngày sau, hoàng tử cũng bị sát hại. Sau này, Wilhelm Fals, một thợ kim hoàn Hà Lan đã cắt gọt lại Hope thêm lần nữa. Ông đã bị chính con trai mình sát hại. Người con sau đó cũng tự tử. Và 3 chủ nhân tiếp theo của viên kim cương cũng không có kết thúc tốt đẹp hơn. Họ vẫn phải đối mặt với cái chết, hoặc bị trục xuất, sống lưu vong đến hết đời. Kể từ khi được tặng cho bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở thủ đô Washington, Mỹ vào tháng 11/1958, viên kim cương Hope có vẻ như đã chịu "yên phận" và không gây thêm bất kỳ tai ương nào cho những người xung quanh nó.
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ là một bảo tàng lịch sử tự nhiên do Viện Smithsonian quản lý, đặt ở Trung tâm Mua sắm Quốc gia (National Mall) ở Washington, D.C. Du khách được tự do tới thăm bảo tàng, nơi này mở cửa 264 ngày một năm. Năm 2016, bảo tàng đón 7,1 triệu khách và năm trong top 4 bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất. Thời gian ghé thăm bảo tàng mất khoảng trung bình 2-3 tiếng. Viên kim cương Hope hiện tại nặng 45,52 carat, dài 25,6 mm, rộng 21,78mm, sâu 12mm.
Back to Top