Search

LỊCH SỬ 20 NĂM CỦA THƯƠNG HIỆU PHILIPP PLEIN

Thương hiệu Philipp Plein khởi nguồn từ chính niềm đam mê, cá tính cá nhân đến nay đã phát triển thành một thương hiệu thời trang quốc tế và gặt hái được nhiều thành công lớn với những trang phục nam, nữ, trẻ em và các dòng phụ kiện, bộ trang sức lộng lẫy. Năm 1998, thương hiệu Philipp Plein được thành lập bởi nhà thiết kế người Đức Philipp Patrick Plein. Năm 2006, Philipp Plein cho ra đời dòng phụ kiện đầu tiên. Hai năm sau, hãng trình làng bộ sưu tập “Couture” với sự tham  gia của siêu mẫu Naomi Campbell và Marcus Schenkenberg. Cùng năm đó, Philipp Plein còn giới thiệu bộ sưu tập “Heavy Metal” qua chương trình “Germany’s Next Top Model” được tổ chức tại Barcelona dưới sự dẫn dắt của Heidi Klum. Năm 2009, nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm của búp bê danh tiếng Barbie, ông cộng tác với công ty đồ chơi Mattel để cho ra mắt mẫu búp bê Phillip Plein Barbie. Cột mốc quan trọng của thương hiệu vào tháng 2/2009, cửa hàng độc quyền đầu tiên được mở ở Monte Carlo. Năm 2010, Philipp Plein giới thiệu dòng sản phẩm giày dép, túi xách tất cả đều được sản xuất ở Italy trong bộ sưu tập Xuân/Hè. Bộ sưu tập là sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa chất liệu cao cấp cùng cảm hứng Rock n Roll. Tháng 6/2010, chiến dịch quảng cáo hàng Thu/Đông của hãng được công bố với sự tham gia của diễn viên người Mỹ Mischa Barton. Năm 2011, Philipp Plein mở rộng thêm hệ thống cửa hàng tại Forte dei Marmi và Dusseldorf và mở thêm các phòng trưng bày tại Hồng Kông. Tháng 9/2011, hãng có gương mặt đại diện mới là nữ diễn viên Linsay Lohan. Năm 2012, mạng lưới hệ thống được nhà thiết kế người Đức mở rộng thêm 10 cửa hàng lần lượt ở các thành phố lớn: Marbella, Moscow Crous, Bakan, Milan, Dubai, St Petersburg, Seoul, Macau, Amsterdam và Berlin. Lần này, gương mặt được lựa chọn đại diễn cho chiến dịch quảng cáo của Philipp Plein là nam diễn viên kiêm ca sĩ người Anh Ed Westwick. Bộ ảnh quảng cáo được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Terry Richardson. Năm 2014, Philipp Plein cho ra mắt bộ sưu tập Xuân/Hè 2014. Có lẽ nhà thiết kế này có duyên với các nghệ sĩ, cùng với họ đồng hành trong các mẫu thiết kế, show trình diễn của mình. Lần này cũng vậy, ca sĩ Iggy Azalea đã mở màn show diễn thời trang Xuân/Hè 2014 và vedette kết thúc show diễn là siêu mẫu Ethiopia Liya. Có lẽ, đây là show diễn khá đặc biệt bởi màn trình diễn chỉ có những người mẫu da màu. Đây được coi là hành động tích cực chống lại nạn phân biệt chủng tộc trong nền công nghiệp thời trang nói riêng và ngoài thế giới nói chung. Có thế nói, Philipp Plein là thương hiệu trẻ tuổi nhưng có sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Nếu như các thương hiệu nổi tiếng khác có lịch sử hơn trăm năm nhưng trên chặng đường dài ấy lại gặp nhiều khó khăn thậm chí dừng hoạt động một thời gian. Với Philipp Plein, sự phát triển đều đặn, đổi mới hàng năm dù không phải bom tấn nhưng lại chính là điều làm nên thành công cho đến tận ngày hôm nay.

LỊCH SỬ 105 NĂM LÀM NÊN ĐẾ CHẾ THỜI TRANG CỦA THƯƠNG HIỆU PRADA

Thương hiệu Prada là thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng của Ý, dẫn đầu thế giới trong thiết kế, sản xuất và phân phối các sản phẩm xa xỉ như: trang phục nam nữ, túi xách, giày dép, đồng hồ, phụ kiện da, kính mắt, nước hoa... Họ đã có gần 400 cửa hàng và khu trưng bày cao cấp ở các quốc gia trên thế giới.

Lịch sử thành lập

Năm 1913, hai anh em Mario và Martino Prada mở một cửa hàng đồ da sang trọng tại trung tâm thương mại Galleria Vittorio Emanuele II tại Milan. Cửa hàng đầu tiên có tên Fratelli Prada nổi tiếng với các sản phẩm như túi xách, vali du lịch, hộp đựng đồ trang điểm, phụ kiện sang trọng. Với những thiết kế thủ công riêng, bằng những vật liệu tốt và kỹ thuật tinh xảo, Prada trở thành điểm đến đáng tin cậy của các tầng lớp quý tộc và giai cấp tư sản châu Âu thời bấy giờ. Năm 1919, Prada chính thức trở thành nhà cung cấp cho gia đình hoàng gia Ý. Theo thời gian, danh tiếng thương hiệu Prada ngày càng vang xa, dành được sự yêu thích và tin cậy. Công ty này còn được phép sử dụng biểu tượng của công trình hoàng gia Savoy (House of Savoy) và những nút thắt dây độc đáo trong thiết kế logo, khẳng định đẳng cấp của mình. Năm 1950, nhà sáng lập Mario Prada qua đời. Mặc dù ông có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”,không tin rằng phụ nữ có thể làm kinh doanh nên ông không cho phụ nữ trong gia đình tham gia vào công ty. Tuy nhiên, do con trai ông không có hứng thú gì với kinh doanh nên con gái Luisa Prada trở thành người kế nhiệm điều hành Prada trong vòng 20 năm. Cho đến cuối những năm 1970, thương hiệu đã có một bước ngoặt lớn trong lịch sự phát triển. Đó là khi cháu gái của Mario là Miuccia Prada thay mẹ lên tiếp quản công ty, thành lập quan hệ đối tác với Patrizio Bertelli - một doanh nhân vùng Tuscan đã làm trong lĩnh vực kinh doanh đồ da từ khi 17 tuổi cũng là người mà sau này kết hôn với Miuccia vào năm 1987. Sự kết nối giữa khả năng dự báo xu hướng tài tình, tầm nhìn nhạy bén của một doanh nhân của Miuccia với những ý tưởng kinh doanh của Patrizio đã góp phần rất lớn để mở ra một  trang mới trong việc phát triển kinh doanh của thương hiệu này.

Patrizio Bertelli và Muccia Prada

Năm 1977, Patrizio Bertelli thành lập công ty I.P.I để củng cố lại nguồn lực mà ông đã xây dựng từ 10 năm trước. Cùng năm đó, I.P.I giành được giấy phép từ Miuccia Prada để sản xuất và phân phối đồ da độc quyền dưới tên thương hiệu Prada. Sau nhiều năm hoạt động, hai công ty sáp nhập thành một tập đoàn là Prada vào năm 2003. Năm 1983, gia đình Prada mở thêm cửa hàng thứ hai tại Via della Spiga, Milan - con phố nổi tiếng và uy tín chuyên bán những mặt hàng cao cấp. Đồng thời mở rộng ra khắp các lục địa Châu Âu và New York đặc trưng với phong cách thiết kế sang trọng, cao quý và sự kết hợp các ý tưởng nghệ thuật đương đại. Năm 1984, loại túi xách và balo với chất liệu nylon chống thấm nước với màu đen đặc trưng của Prada tung ra thị trường đã gây chấn động trong làng thời trang, đây cũng là bước khởi đầu thành công của Miuccia Prada. Từ năm 1986, Prada đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hai năm sau, bộ sưu tập giày nữ đầu tiên được ra mắt tại Milan. Năm 1992, Miuccia cho ra đời một thương hiệu mới mang tên Miu Miu, đặt theo tên gọi thân mật của bà, giới thiệu những thiết kế dành cho phụ nữ, từ thời trang may sẵn đến giày dép, những phụ kiện bằng da. Ngoài ra,còn sáng lập trung tâm nghệ thuật Fondazione Prada năm 1995 và thâu tóm, sở hữu các công ty con như Church, Carshoe, Luna Rossa và Pasticceria Marchesi. Ngoài thời trang, năm 2007, Prada còn hợp tác với LG để sản xuất điện thoại di động màn hình Prada. LG đã đưa chiếc điện thoại này trở thành điện thoại di động cảm ứng toàn bộ đầu tiên trở thành đối thủ với các công ty về công nghệ hàng đầu lúc bấy giờ. Kể từ những năm thập niên 1990, hàng loạt các thương vụ sáp nhập, mua bán cổ phần giữa thương hiệu Prada với Fendi, tập đoàn LVMH và các công ty nhỏ lẻ khác, đạt đến đỉnh điểm của thị trường hàng xa xỉ tại Châu Âu, đem lại cho thương hiệu này mức doanh thu tăng gấp nhiều lần. Ngày nay, mạng lưới phân phối của tập đoàn Prada mở rộng tại hơn 70 quốc gia và hàng trăm cửa hàng trên toàn thế giới. Có thể thấy, tuy là một thương hiệu xa xỉ bậc nhất nhưng logo của họ hết sức đơn giản, không quá bắt mắt. Các sản phẩm của họ chúng ta đơn giản chỉ nhìn thấy một dấu logo tam giác ngược nhưng điều đặc biệt và cũng là để phân biệt với những sản phẩm fake chính ở chân đuôi chữ "R" trong "PRADA" là nét rời.

Điểm đặc biệt ở logo thương hiệu để phân biệt với hàng giả

Dòng sản phẩm nổi bật

Thương hiệu Prada được ra đời với các sản phẩm và đồ dùng bằng da cao cấp mãi cho đến năm 1989 khi cho ra mắt bộ sưu tập Ready to wear mới định hình được thương hiệu. Các bộ sưu tập của Prada bao gồm dòng thời trang nam nữ với các thiết kế có sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, toát lên vẻ sang trọng và thanh lịch của một hãng thời trang cao cấp. Prada cũng được đánh giá trong lĩnh vực thời trang kính mắt, được chia thành hai nhóm gồm phong cách thiết kế hiện đại và phong cách thể thao. Phong cách hiện đại đảm bảo theo kịp các xu hướng nhưng vẫn giữ vững giá trị cổ điển, truyền thống. Còn phong cách thể thao không còn xa lạ gì với những thiết kế trẻ trung, khỏe khoắn, năng động điểm nhấn với chữ ký Prada có nền highlight màu đỏ trên gọng kính. Năm 2003, dòng sản phẩm nước hoa đầu tiên được ra đời, mỗi một mùi hương được xem là một dự án nghệ thuật độc đáo của hãng. Với vị thế là một thương hiệu cao cấp và xa xỉ bậc nhất nước Ý, trải dọc chiều dài lịch sử hơn một thế kỷ, thương hiệu Prada luôn khẳng định được vị thế, đẳng cấp khác biệt của mình bởi đặc trưng phong cách hoàng gia truyền thống kết hợp với nghệ thuật đương đại mang lại sự mới mẻ, thôi thúc giới mộ điệu và các tín đồ thời trang

ĐỒNG HỒ HUBLOT – XA XỈ TỪ LỊCH SỬ ĐẾN HIỆN TẠI

Thương hiệu Hublot được biết tới là hãng đồng hồ danh tiếng, xa xỉ, đắt tiền đến từ Thụy Sỹ, tạo ra những sản phẩm không phải ai cũng có thể chạm tay vào. Hublot luôn đi trước trong việc tìm nguồn cảm hứng bất tận từ thế giới xung quanh.

Lịch sử thành lập

Người sáng lập ra thương hiệu Hublot là Carlo Crocco, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình chế tạo đồng hồ, gia đình ông sở hữu tập đoàn đồng hồ Binda Group uy tín của Ý thời bấy giờ nên từ nhỏ ông đã có cơ hội tiếp xúc và học hỏi về ngành này. Năm 1977, ông thiết kế chiếc đồng hồ đầu tiên cho mình. Ông chuyển tới Geneva và khởi nghiệp bằng một xưởng sản xuất nhỏ khoảng 4 triệu đô. Năm 1980, Carlo Crocco thành lập công ty riêng MDM Geneve với mong muốn tạo ra những chiếc đồng hồ có thiết kế thanh lịch, kiểu dáng thể thao và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Thụy Sĩ là kinh đô đồng hồ, Hublot bấy giờ chỉ như một hạt cát trên sa mạc thương hiệu đồng hồ. Nhưng sau khi công ty ra đời thương hiệu Hublot đã khẳng định thành công một cách nhanh chóng, Hublot đã trình làng những dòng sản phẩm đồng hồ mang tầm cỡ, sức hút lớn với giới mộ điệu. Ông đã phá vỡ quan niệm truyền thống về những chiếc đồng hồ sang trọng bằng việc tao ra dây đeo bằng cao su đầu tiên trong lịch sử sản xuất đồng hồ.  Hublot đã trở thành chiếc đồng hồ của Hoàng gia Châu Âu, được săn lùng và được đa số khách hàng mong đợi bởi kiểu dáng cùng thiết kế độc đáo, đặc biệt và phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh. Năm 2003, Hublot đứng bên bờ vực phá sản. Carlo Crocco đã đến gặp Jean Claude Biver - chủ tịch Omega để nhờ giúp đỡ. Năm 2004, Jean Claude Biver trở thành CEO của Hublot. Chính nhờ tài năng kinh doanh, cự nhạy bén mà Biver đã đưa Hublot đến đỉnh cao trong ngành công nghiệp đồng hồ.

Jean Claude Biver - Huyền thoại đứng sau Hublot

Năm 2005, hãng cho ra mắt chiếc đồng hồ Big Bang đã tạo nên cơn sốt, món hàng hot và mang về rất nhiều giải thưởng. Từ đó, đơn đặt hàng cũng được tăng gấp 3 lần trong một năm. Năm 2006, hãng giới thiệu mẫu đồng hồ Classic Fusion. Trong năm này, doanh thu tăng gấp 5 lần. Năm 2007, họ giới thiệu mẫu đồng hồ Hublot Mag Bang với chất liệu đặc biệt Hublonium độc quyền của Hublot. Nhờ sử dụng chất liệu này, mẫu đồng hồ có trọng lượng chỉ vẻn vẹn 78g. Năm 2008, Hublot được bán cho tập đoàn LVMH với giá lên tới 500 triệu USD. Để đạt tới giá trị này, phần lớn công lao đều do những cống hiến, sáng tạo của Jean Claude Biver. Mang lại cho thương hiệu một nguồn lực tài chính lớn phục vụ cho các chiến dịch marketing, PR sản phẩm. Thương hiệu Hublot đã thực hiện hàng loạt các hợp đồng tài trợ cho các câu lạc bộ bóng đá lớn Bayern Munich, Juventus,... và cộng tác với các nghệ sĩ, ca sĩ, người mẫu... Theo đó, một loạt mẫu sản phẩm được tiếp tục ra đời: Năm 2011, Hublot ra mắt dòng đồng hồ MP Key of Time, chiếc đồng hồ độc đáo cho phép người dùng có thể làm chậm hoặc tăng tốc thời gian theo ý muốn. Năm 2012, Hublot tiếp tục ra mắt đồng hồ MP-05 LaFerrari, với sản phẩm này thì khách hàng có thể trữ cót tới 50 ngày. Năm 2013, hãng giới thiệu phiên bản đồng hồ MP-02 được gọi là “Chìa khóa của thời đại”.

Sự độc đáo trong các mẫu thiết kế của Hublot

Tên gọi của thương hiệu, theo phát âm tiếng Pháp, Hublot là “ô cửa sổ du thuyền”. Như đã nói ở trên, những thiết kế được lấy cảm hứng từ thế giới xung quanh. Chính xác là từ những ô cửa sổ của chiếc du thuyền. Khi mà những chiếc du thuyền sang trọng trở thành biểu tượng xa xỉ của giới thượng lưu Châu Âu. Carlo Crocco đã lấy cảm hứng từ đó, sáng tạo và mang hình ảnh những chiếc cửa sổ của giới thượng lưu ấy vào chiếc đồng hồ của mình. Những vòng Bezel tròn, cùng những đinh tán trên đồng hồ của thương hiệu Hublot hệt như những ô cửa sổ du thuyền.

Theo phiên âm tiếng Pháp, Hublot là "ô cửa sổ du thuyền"

Nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế của Carlo Crocco là sự đơn giản: Hublot ra đời không có chỗ cho những chi tiết thừa, được chế tác từ những nguyên vật liệu khác nhau như gốm, thép, vàng…, mười hai vít titan đánh dấu giờ. Công phu hơn khi phần vỏ của những chiếc đồng hồ Hublot đòi hỏi không dưới 160 thao tác để đạt được tới sự hoàn hảo. Với những hãng đồng hồ thời bấy giờ đều sử dụng dây đeo làm bằng thép không gỉ. Đến năm 1983, sau 3 năm nghiên cứu và mất 1 triệu đô để tìm ra chất liệu mới tối ưu hơn cho những chiếc đồng hồ thể thao của mình. Ông đã quyết định chọn chất liệu dây đeo bằng cao su, loại dây này nhẹ hơn, mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn và có độ bền cao nhưng vẫn không mất đi sự sang trọng. Dây đeo cao su có những ưu điểm lớn vượt trội: nhẹ, bền, dễ vệ sinh, thoải mái ôm lấy cổ tay, không gây dị ứng, có tuổi thọ lâu hơn dây da và không nặng như dây kim loại. Dây đeo được cố định bằng những khóa gài ở hai khớp nối để đảm bảo sự vững chắc trên cổ tay người đeo. Carlo Crocco trở thành người đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp đồng hồ tạo ra dây đeo bằng cao su để kết hợp với những chiếc đồng hồ. Tạo một cuộc cách mạng mới về thẩm mỹ trong ngành đồng hồ xa xỉ đến tận sau này. Thương hiệu Hublot với tuổi đời còn rất trẻ nhưng là cái tên không thể thiếu khi nhắc tới đồng hồ. Đồng hồ ngày nay không chỉ với mục đích chính là công cụ đo thời gian mà còn là phụ kiện thời trang, làm tăng vẻ đẹp của chủ nhân. Sản phẩm đồng hồ đến từ thương hiệu Hublot hứa hẹn sẽ là món phụ kiện đáng để sở hữu.

THƯƠNG HIỆU FENDI – SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO CỦA NHỮNG NHÀ THIẾT KẾ TÀI BA

Có lẽ không còn ai xa lạ với những thương hiệu thời trang đến từ Ý như: Gucci, Dolce & Gabbana, Versace,... Cùng với cái nôi từ đất nước xa xỉ ấy, không thể không nhắc tới thương hiệu Fendi. Fendi luôn mang tới cho các tín đồ thời trang vẻ sang trọng nhưng không kém phần ấn tượng.

Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu

Adele Casagrande sinh năm 1897, là một phụ nữ Ý đam mê thời trang. Năm 22 tuổi, bà mở một cửa hàng nhỏ bán đồ da và lông thú nhỏ ở Rome, Ý. Năm 1925, bà kết hôn với Edoardo Fendi và đổi tên cửa hàng nhỏ của mình thành Fendi.

Cặp vợ chồng Adele Casagrande và Edoardo Fendi

Năm 1946, năm cô con gái của nhà Fendi: Paola, Anna, Franca, Carla, Alda cùng nhau tiếp quản công việc kinh doanh, thổi luồng gió mới vào thương hiệu và bắt đầu mở rộng phát triển nó. Dòng sản phẩm đánh dấu sự nghiệp của họ, gây được tiếng vang lớn chính là những chiếc áo lông được cách tân cùng những chi tiết quyến rũ, táo bạo, đầy mới mẻ. Năm 1965, năm chị em đã kết hợp với Karl Lagerfeld để tạo ra sự đổi mới cho thương hiệu. Với sự kết hợp hoàn hảo này, không chỉ có Fendi ngày càng đạt được những thành công to lớn mà Karl Lagerfeld cũng trở thành một trong những nhà thiết kế thành công nhất. Những chiếc áo lông không còn nặng nề, cứng nhắc mà đã trở nên nhẹ nhàng, mềm mại hơn được gọi là Fun Fur. Chính từ tên gọi này, nhà thiết kế Karl đã tạo ra logo độc đáo cho thương hiệu với hai chữ F úp vào nhau. Không chỉ dừng lại ở sự kết hợp ăn ý mà có lẽ chưa ở đâu như thương hiệu thời trang Fendi có sự tham gia của nhiều nhà thiết kế đến vậy: Paola làm chủ dòng sản phẩm đồ da, Anna thiết kế túi và các đồ phụ kiện khác, Fraca điều hành chuỗi cửa hàng vali và đồ da, Alda quản lý cửa hàng đồ lông thú, Carla là cố vấn chung, Karl Lagerfeld thiết kế trang phục.

Năm chị em nhà Fendi cùng Nhà thiết kế Karl Lagerfeld

Năm 1966, cột mốc đánh dấu bước đường trưởng thành của Fendi chính thức trở thành một trong những thương hiệu thời trang cao cấp tại Ý. Với sự quyến rũ, sang trọng từ chất liệu đến những đường nét, thiết kế, bộ sưu tập đồ da cao cấp đầu tiên được ra mắt và gây được tiếng vang lớn với công chúng. Năm 1968, Fendi đã không chỉ được biết đến ở đất Ý mà đã được mở rộng sang cả thị trường Mỹ khi những sản phẩm da của họ đã gây được ấn tượng và chiếm được cảm tình của Marvin Traub - Chủ tịch Bloomingdales. Ông đã ưu ái dành toàn bộ dãy cửa sổ chính ở gian hàng của mình tại Filth Avenue cho Fendi. Năm 1969, luôn cùng sự đóng góp lớn của Karl Lagerfeld, Fendi đánh dấu sự xâm lấn vào thị trường hàng may sẵn khi cho ra mắt bộ đồ may sẵn đầu tiên. Năm 1985, đánh dấu 60 năm thành lập Fendi và cùng với đó là 20 năm hợp tác với Karl Lagerfeld. Để kỷ niệm chặng đường dài trưởng thành và phát triển cũng như tôn vinh sự đóng góp của Karl cho thương hiệu, một buổi triển lãm mang tên "Un Percorse di Lavoro" (Quá trình làm việc) đã được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại. Không lâu sau, thương hiệu Fendi cho ra đời dòng nước hoa nữ đầu tiên. Năm 1990, khoảng 100 cửa hàng cao cấp Fendi được tìm thấy ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới như London, Paris, New York... Năm 1994, không chỉ có sự đóng góp của Karl Lagerferd mà Silvia Fendi - con gái của Anna Fendi gia nhập công ty với vai trò thiết kế phụ kiện da. Với tài năng của mình, cô đã thiết kế dòng túi xách tay Fendi Baguette gây được tiếng vang lớn cho làng thời trang thế giới. Fendi Baguette giới thiệu những chiếc túi xách phù hợp với từng phong cách cá nhân, mỗi chiếc túi mang đậm dấu ấn riêng. Mẫu túi baguette là một món đồ chỉ Fendi mới có, nó đã mang đến cho Fendi giải thưởng đồ phụ trang xuất sắc nhất mùa xuân 2000 do Hiệp hội thời trang Quốc tế trao tặng.

Silvia Fendi thiết kế dòng dòng túi xách tay Fendi Baguette gây được tiếng vang lớn cho làng thời trang thế giới

Phong cách đặc trưng trong thiết kế của Fendi

Những sản phẩm mang thương hiệu Fendi được tung ra thị trường luôn tạo ra những cơn sốt thời trang. Những sản phẩm Fendi không chỉ độc đáo bởi được sản xuất bằng những chất liệu cao cấp, xa xỉ được chọn lọc là da và lông thú mà những nhà thiết kế còn luôn chú trọng tới sự sang trọng, thanh lịch, sự nữ tính, thể hiện được nét nữ tính, tươi trẻ. Tất cả những điều đó cũng giải thích cho lí do vì sao Fendi luôn là sự lựa chọn của những ngôi sao hàng đầu thế giới như: Paris Hilton, Hilary Duff, Jessica Biel,... Những mẫu túi của Fendi đơn giản với kiểu dáng mềm mại, luôn toát lên phong cách nữ tính và nổi bật lên trên nền giản dị đó là những đường chỉ thêu cùng màu sắc vô cùng bắt mắt. Đặc trưng của hãng đến từ những sản phẩm từ da và lông thú, tất cả đều có sức hút khó cưỡng đến kì lạ. Vào ngay 19/10/2007, màn trình diễn hoành tráng ra mắt bộ sưu tập mới từ da và lông thú của Karl Lagerfeld cùng 88 siêu mẫu tham gia được diễn ra trên Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc. Một bộ sưu tập khẳng định những đặc trưng, lợi thế của Fendi bởi nó là sự kết hợp độc đáo của chất liệu lông thú, lụa cùng điểm nhấn là những chiếc dây lưng bản to và những chiếc túi baguette - "đặc sản" của Fendi. Sản phẩm được ưa chuộng nhất của thương hiệu này là túi xách, những đồ phụ trang. Đôi khi, những bộ trang phục vô cùng đơn giản, không quá cầu kì nhưng chỉ cần điểm xuyết một món phụ kiện cũng sẽ tôn lên vẻ đẹp của chủ nhân. Những món đồ của Fendi chắc chắn sẽ đủ yêu cầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ to lớn ấy. Sau hơn 90 năm thành lập và phát triển, Fendi là thương hiệu thời trang không thể thiếu khi nhắc tới thời trang Ý nói riêng và thời trang thế giới nói chung. Cần khẳng định lại một lần nữa,những sản phẩm của thương hiệu Fendi không chỉ tinh tế, sang trọng trong từng chi tiết nhỏ mà còn được đánh giá cao bởi sử dụng chất liệu cao cấp.  

THƯƠNG HIỆU MOSCHINO – THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ CÁI “NGÔNG”

Là một cái tên nữa đến từ đất nước Ý, thương hiệu Moschino tuy không quá đình đám hay xuất chúng như một số thương hiệu khác cùng quốc gia nhưng nhờ những tư tưởng táo bạo trong thiết kế khiến Moschino vẫn sở hữu sắc riêng để khẳng định chỗ đứng của mình. Thương hiệu Moschino được biết đến là hãng thời trang cao cấp nhưng gần gũi, dễ ứng dụng và luôn sáng tạo để tạo ra những thiết kế với kiểu cách khác lạ. Lịch sử thành lập Thương hiệu Moschino được ra đời từ ước mơ, tình yêu nghệ thuật của một chàng trai Ý mang trong mình những ý tưởng mới mẻ, táo bạo: Franco Moschino. Moschino sinh năm 1950 ở gần Milan. Năm 1971,khi mới 21 tuổi, trong thời gian học ở trường, Moschino đã bắt tay vào vẽ phác thảo trang phục cho GIorgio Armani. Những thành công của Armani có sự đóng góp rất nhiều của Moschino trong việc thể hiện tài năng, sự sáng tạo của mình. Năm 1977, ông chuyển sang làm việc tại Cadett. Với kinh nghiệm 12 năm học tập và làm việc, ông đã cho ra mắt thương hiệu thời trang của riêng mình nhưng không phải lấy tên là Moschino mà là Moonshadow ở kinh đô thời trang Milan vào năm 1983. Cái tên Moonshadow (Ánh trăng) nghe hết sức nhẹ nhàng, lãng mạn khiến ta nghĩ rằng phong cách Moschino hướng tới cũng một phần phản ánh lên cái tên thương hiệu. Nhưng Moschino đã tạo ra sự bất ngờ, bộ sưu tập đầu tiên của Moonshadow là sự mạnh mẽ, táo bạo, bứt phá của những chiếc quần jeans. Chưa dừng lại ở đó, bộ sưu tập thứ hai lại là một thử nghiệm mới: đồ lót, phụ kiện và giày. Khi được so sánh với một nhà thiết kế nổi tiếng của Pháp, Moschino tuyên bố có phần ngỗ ngược rằng ông  ghét cách thế giới đang vận hành, những thứ giống nhau, những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Năm 1994, Moschino qua đời nhưng cuộc chơi vẫn chưa có hồi kết bởi kế thừa nó là người bạn thân, trợ lý, luôn sát cánh bên Moschino nhiều năm là Rossella Jardini tiếp tục truyền tải một thế giới thời trang tự do, không ràng buộc bởi những quy tắc một cách thành công. Năm 1999, thương hiệu Moschino sát nhập với tập đoàn Aeffe fashion group. Hiện nay, Moschino có ba dòng sản phẩm là Moschino, Moschino Cheap và Chic, Love Moschino. Từ tháng 10/2013, nhà thiết kế Jeremy Scott trở thành giám đốc sáng tạo thay cho Rossella Jardini.. Nhà thiết kế này được xem là người phù hợp nhất để kế thừa phong cách thời trang sống động, dí dỏm có phần trào phúng của cha đẻ Franco Moschino. Ông đã lấy cảm hứng từ văn hóa quê nhà để đưa vào các bộ sưu tập như: văn hóa pop, búp bê Barbie hay thương hiệu đồ ăn nhanh Mc Donald's ...với những chiếc túi hình hộp sữa, ly nước, ốp lưng điện thoại hình gói khoai tây chiên... Tất cả dường như làm điên đảo các tín đồ thời trang.

Nhà thiết kế Jeremy Scott - người kế thừa thương hiệu

Thương hiệu với người sáng lập ngỗ ngược Sự ngỗ ngược ấy mang lại thành công vang dội cho Moschino trong sự nghiệp thiết kế. Ông nổi tiếng với triết lý: "Đừng coi quần áo là những thứ nghiêm túc. Cứ vui đùa thôi". Có lẽ đôi khi có những thứ không cần quá nguyên tắc, quá khuôn khổ lại tạo nên thành công. Và slogan của thương hiệu đã truyền tải chính xác triết lý đó : "Good taste doesn't not exist". Hiểu một cách đơn giản có nghĩa là, không có một chuẩn mực đúng nào cho thời trang, không ai có quyền đặt ra chuẩn mực cho cái đẹp, thời trang là bất quy tắc. Chính vì thế mà quy tắc của Moschino là không có quy tắc nào cả, không theo phong cách gì. Một trong những ví dụ điển hình về sự hài hước, ngộ nghĩnh trong thời trang của Moschino là vào một buổi ra mắt bộ sưu tập. Hàng ghế A không dành cho khách VIP mà dành riêng cho thú nhồi bông. Giấy mời làm bằng giấy ăn, được khéo léo bọc ngoài bộ dao nĩa. Một xe tải nhỏ chở đầy các người mẫu và đột ngột mở tung thành một sàn diễn thời trang. Tất cả sự kì quái thú vị đều được sinh ra từ ông chủ thương hiệu.

Chiếc mũ được kết từ chùm gấu bông xuất hiện khiến nhiều khán giả thích thú

Moschino Cheap & Chick Trong những dòng sản phẩm của Moschino, Moschino Cheap & Chic là dòng sản phẩm nước hoa thành công nhất. Moschino Cheap & Chic thể hiện được thế mạnh của mình so với các dòng sản phẩm khác trên thị trường. Moschino không tuyên bố mình sang trọng, chai nước hoa thiết kế nắp nhựa có phần trẻ con nhưng lại được đứng sánh vai cùng những chai nước hoa sang trọng hàng đầu khác. Như tên gọi, Cheap & Chic không chỉ đẹp mà còn rẻ. Dòng sản phẩm này dành cho phái đẹp nên được các cô gái trẻ đặc biệt yêu thích. Họ yêu thích có lẽ cũng bởi phong cách tự do đi ngược chuẩn mực, trẻ trung, năng động của thương hiệu đến từ Ý này.   Đi ngược với mọi thứ được coi là chuẩn mực của thời trang, nhưng Moschino hiểu được mong muốn gì khi chọn trang phục, đi đúng thị hiếu và đi đầu trong xu hướng tạo ra những thứ khác thường. Những thiết kế của thương hiệu Moschino không phải là một mớ hỗn độn mà chứa đựng trong nó sự phá cách, hài hước, táo bạo vô cùng tinh tế. Nhờ những điều khác biệt đó, tạo ra sức hút đã làm nên thành công của thương hiệu cho đến tận ngày nay.  

LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU NEIL BARRETT

Mới chỉ gần 20 năm bước chân vào làng thời trang thế giới, thương hiệu Neil Barrett đã không còn xa lạ với giới mộ điệu đặc biệt là những quý ông bởi những thiết kế thể hiện rõ sự sáng tạo, hài hòa trong việc pha trộn, phối kết hợp những họa tiết để từ đó tạo ra phong cách, làm nên sự khác biệt. Thương hiệu mang cái tên của nhà sáng lập Neil Barrett. Ông sinh năm 1965 tại Devon, là một nhà thiết kế thời trang người Anh. Neil Barrett học tại trường nghệ thuật Central Saint Martins và Royal College of Art.

Người sáng lập thương hiệu thời trang Neil Barrett

Đầu những năm 1990, ngay sau khi tốt nghiệp, Neil bắt đầu sự nghiệp khi được tuyển dụng để làm việc tại Gucci và được bổ nhiệm làm nhà thiết kế đồ nam cao cấp. Sau 5 năm gắn bó với Gucci, ông chuyển sang làm việc cho Prada. Vài tháng sau, với vai trò là giám đốc thiết kế, Neil cho ra đời bộ sưu tập Prada Menswear. Ông đã đạt được danh tiếng và thành công trong kinh doanh với sự khởi đầu là thiết kế những y phục cho nam giới. Năm 1999, thương hiệu Neil Barrett chính thức được thành lập và ra mắt vào năm 2000, tại Pitti Uomo, Ý. kể từ khi thành lập, thương hiệu Neil Barrett đã đi đầu trong ngành quần áo nam, mang lại những thiết kế đầy sáng tạo, khác biệt, pha trộn các yếu tố sartorial và thể thao. Tháng 1/2002, thương hiệu Neil Barrett chính thức bước chân vào làng thời trang cao cấp thế giới khi xuất hiệu tại tuần lễ thời trang Milan. Cũng trong năm này, Neil gia nhập với Puma cùng hợp tác xây dựng thương hiệu với dòng sản phẩm giày thể thao. Neil Barrett trở thành giám đốc sáng tạo cho Puma với hàng loạt trang phục thể thao cho đội bóng Quốc gia Italia, sau đó ông trở thành nhà thiết kế thời trang đầu tiên và độc quyền cho đội quyển quốc gia. Lấy cảm hứng từ những bộ y phục của nam giới, những bộ trang phục của nữ được hành thành hoàn hảo về mọi yếu tố từ chất liệu, cách phối hợp để định hình phong cách. Vào tháng 2/2006, Neil Barrett trình diễn bộ sưu tập nữ trong tuần lễ thời trang New York và mở thêm chi nhánh cửa hàng tại Seoul, Hàn Quốc. Tiếp đó, vào tháng 9/2008, thương hiệu tiếp tục được mở cửa tại Aoyama, Tokyo, Nhật Bản. Năm 2010, trong bộ sưu tập mùa xuân dành cho nữ giới với hai sắc đen, trắng, ý tưởng kết hợp kiểu dáng theo hình khối của kiến trúc với những chiếc áo dáng đứng, thẳng và hình khối rõ sánh vai cùng những chiếc váy mềm mại, nhẹ nhàng. Cùng với đó là sự độc đáo khi lấy những kỹ thuật cắt, may, kiểu dáng của trang phục nam giới và đồ nữ thể hiện một cá tính mạnh mẽ và độc đáo. Có thể nói, những bộ trang phục chỉ với gam màu đơn sắc và trung tính cùng đường nét trẻ trung, khỏe khoắn là điều khiến Neil Barrett thực sự nổi bật so với các hãng thời trang khác.
Thương hiệu Salvatore Ferragamo: Thành công đến từ đam mê những đôi giày

THƯƠNG HIỆU SALVATORE FERRAGAMO: Thành công đến từ đam mê những đôi giày

Sự hình thành và phát triển rực rỡ của thương hiệu Salvatore Ferragamo gắn liền với tên tuổi của nghệ nhân đóng giày Salvatore và các thế hệ trong đại gia đình của ông. Ferragamo là một trong những thương hiệu thời trang Ý hàng đầu trên thế giới. Nổi tiếng với thiết kế sang trọng và tinh tế, Salvatore Ferragamo là thương hiệu của những người yêu thích sự duyên dáng trong từng chi tiết. Chính vì vậy, Salvatore Ferragamo còn có tên gọi là "Sự duyên dáng vĩnh cửu". Lịch sử thành lập Salvatore Ferragamo sinh ra trong một gia đình người Ý có tới 14 người con. Năm 9 tuổi, Salvatore Ferragamo đã làm đôi giày đầu tiên cho chị gái của mình, từ đây niềm đam mê thiết kế giày dép dần định hình. Năm 11 tuổi cậu bắt đầu học việc và 2 năm sau mở cửa hiệu đầu tiên tại quê nhà. Đến năm 1914, Salvatore nhập cư sang Mỹ sống với anh trai và được học những kỹ thuật sản xuất giày hàng loạt tại Công ty giày Queen Quality Shoe Co., nơi anh trai của ông đang làm việc. 5 năm sau, anh em nhà Ferragamo cùng nhau mở một cửa hiệu đóng giày tại California. Cũng trong thời gian này, Salvatore Ferragamo theo học một khóa về giải phẫu học để tìm hiểu về cấu trúc đôi bàn chân, từ đó làm ra những đôi giày giúp người mang thoải mái hơn khi đi lại. Đồng thời, ông cũng học thêm  về toán học và hóa học để có những kiến thức trong việc xử lý và nhuộm da giày. Với tài năng thiên bẩm và đôi bàn tay khéo léo, Salvatore nhanh chóng tạo dựng tên tuổi cho mình bằng những đôi giày được thiết kế riêng cho những diễn viên điện ảnh. Khi những ngôi sao điện ảnh như Douglas Fairbanks, Charles Belcher và Snitz Edwards đi những đôi giày do chàng trai trẻ người Ý thiết kế trong phim “Những tên trộm thành Bagda”thì có nghĩa là những đôi giày của Salvatore đã bước lên một tầm cao mới với sự tinh tế, độc đáo và chất lượng hoàn hảo. Sau 13 năm bươn chải tại Mỹ với một chút thành tựu trong nghề đóng giày, Salvatore Ferragamo đã quay trở lại Ý và sáng lập nên thương hiệu Salvatore Ferragamo với xưởng đóng giày được đặt tại Florence để bắt đầu một hành trình trở thành công ty thời trang hàng đầu thế giới.
Thương hiệu Salvatore Ferragamo: Thành công đến từ đam mê những đôi giày

Thiên tài Salvatore Ferragamo và những đôi giày ước mơ của ông

Tuy nhiên, trên con đường hiện thực hóa ước mơ ấy, chính Salvatore cũng không lường trước được những khó khăn mà thương hiệu của mình sẽ gặp phải. Đó là vào năm 1929, khủng hoảng toàn cầu đã phá vỡ mối quan hệ giao thương với thị trường Mỹ, đồng thời những quyết định sai lầm đã khiến xưởng đóng giày của ông buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản vào năm 1933. Dù vậy, ông vẫn không nản lòng. Quyết định tập trung vào thị trường nội địa để xoay chuyển tình thế là một quyết định sáng suốt trong sự nghiệp của Salvatore Ferragamo. Với nhu cầu xây dựng nhà xưởng, Salvatore quyết định thuê tòa nhà cổ Palazzo Spini Feroni ở trung tâm thành phố Florence, vùng Tuscany , Ý. Quyết định thuê tòa nhà tráng lệ như vậy, với Salvatore là một quyết định mạo hiểm tại thời điểm đó, tuy nhiên nó rất đáng để thử. Năm 1937, tạp chí Vogue đã gọi Ferragamo là nhà đóng giày nhỏ tuyệt vời xứ Florence. Công việc làm ăn ngày càng thuận lợi, năm 1938 Salvatore Ferragamo quyết định mua luôn tòa nhà Palazzo Spini Feroni với giá 175.000$ để làm trụ sở chính và cửa hàng cho thương hiệu. Bên cạnh đó, Salvatore Ferragamo còn mở nhiều chi nhánh công ty tại London và Rome. Năm 1939, Salvatore mở thêm cửa hiệu tại Milan. Song, thế chiến thứ 2 bùng nổ khiến việc xuất khẩu giày của Salvatore Ferragamo gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, xưởng của ông được lệnh đóng giày cho quân đội Mussolini. Sau đại chiến, công việc kinh doanh và xuất khẩu giày của công ty được khôi phục. Năm 1947, tạp chí Vogue đã vinh danh đôi bốt cao cổ của Ferragamo và Salvatore Ferragamo thì  nhận được giải thưởng danh giá Neiman Marcus (một giải thưởng lớn thường niên trong lĩnh vực thời trang) cho sáng kiến về đôi giày “vô hình” bằng chất liệu ni-lông filament. Kể từ đó, công việc kinh doanh của gia đình Ferragamo ngày càng trở nên phát đạt nhờ những sáng kiến lớn và những giải thưởng đáng khen ngợi. Năm 1052, loại giày bít gloved-arch được Vogue giới thiệu. Tiếp đó, loại giày cao gót có đế bằng kim loại cũng được hãng này lần lượt cho ra đời. Năm 1954, giày búp bê đế bệt của Salvatore Ferragamo được huyền thoại điện ảnh Audrey Hepburn diện trong phim Sabrina, ngay lập tức, đôi giày này đã trở thành dấu ấn cho thương hiệu. Tương tự với đôi giày cao gót mà Marilyn Monroe sử dụng trong phim The Seven Year Itch (1955) cũng được giới thời trang cực kỳ ưa chuộng.
Thương hiệu Salvatore Ferragamo: Thành công đến từ đam mê những đôi giày

Minh tinh điện ảnh Audrey Hepburn - người đem đến sự nổi tiếng cho những đôi giày Salvatore Ferragamo

Tháng 8/1960, Salvatore Ferragamo qua đời bởi căn bệnh ung thư ở tuổi 62 để lại một di sản đồ sộ cho những thành viên còn lại trong gia đình ông. Thương hiệu của một đại gia đình Nói đến thành công của thương hiệu Salvatore Ferragamo thì ngoài ước mơ cùng những nỗ lực phi thường không ngừng nghỉ còn là tình yêu thương của gia đình và quan trọng hơn hết là bóng dáng của một người phụ nữ. Đó là người vợ của ông - bà Wanda Ferragamo Miletti - người đã kề vai sát cánh cùng ông trong những thăng trầm của sự nghiệp. Kể từ khi Salvatore Ferragamo qua đời, gạt đi những đau thương mất mát, bà Wanda đã dồn hết tình yêu và tâm trí vào việc tiếp quản sự nghiệp của chồng. Bằng những kinh nghiệm tích lũy trước đó cùng năng lực nhạy bén chốn thương trường, bà đã cùng 6 người con (3 con trai và 3 con gái) - mỗi người đảm nhiệm một vị trí khác nhau từng bước đưa thương hiệu vượt qua khó khăn, khẳng định đẳng cấp của một thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới. Dưới sự điều hành kết hợp sự mềm mỏng của một người phụ nữ và sự cứng rắn quyết liệt của một doanh nhân thành đạt, Salvatore Ferragamo nhanh chóng lớn mạnh và vươn mình ra khỏi lĩnh vực kinh doanh giày, từng bước mở rộng thương hiệu với nhiều dòng sản phẩm bao gồm giày dép, túi xách, quần áo may sẵn, đặc biệt là đồng hồ. Ferruccio Ferragamo là người con trai cả của ông Salvatore và bà Wanda. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh của gia đình. Năm 1963, ông đảm nhiệm việc sản xuất và quản lý nhiều cửa hiệu của tập đoàn trước khi chuyển qua Tài chính và Hành chính và được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc vào năm 1970. Sau khi hoạt động với tư cách Giám đốc điều hành của Salvatore Italia S.p.A từ 1984 đến 2006 và đến nay là chủ tịch của công ty này. Giovanna Ferragamo là người con thứ hai của Salvatore Ferragamo. Bà bắt đầu trong kinh doanh gia đình bằng việc thành lập bộ phận hàng may sẵn dành cho phụ nữ. Năm 1965, bộ sưu tập đầu tiên ra mắt công chúng tại Sala Bianca của Palazzo Pitti ở Florence. Bà hiện đang là Phó Chủ tịch công ty cổ phần của tập đoàn, Ferragamo Finanziaria S.p.A. Leonardo Ferragamo bắt đầu sự nghiệp của mình với việc đóng góp vào sự phát triển của thời trang và các dòng phụ kiện dành cho nam giới, khuếch trương việc phân phối các sản phẩm sang các thị trường châu Á. Từ 2000, ông là CEO của Palazzo Feroni Finanziaria S.p.A - công ty cổ phần trực thuộc Salvatore Ferragamo. Massimo Ferragamo, người con út của Salvatore và Wanda Ferragamo. Ông là Chủ tịch của Ferragamo USA, công ty Ferragamo quản lý phân phối nhãn hiệu ở Bắc Mỹ từ những năm 50/XX. Fulvia Visconti Ferragamo điều hành bộ phận phụ kiện lụa của nhãn hiệu từ những năm 70. Bà là Phó Chủ tịch của thương hiệu thời trang Salvatore Ferragamo Italia S.p.A. Fiamma Ferragamo di San Giuliano, con gái lớn nhất của Wanda và Salvatore Ferragamo. Bà là người duy nhất đã làm việc cạnh cha là ông Salvatore Ferragamo  trong những năm cuối đời ông, trở thành Giám đốc của Bộ phận hàng da. Thừa hưởng tài năng và niềm đam mê những đôi giày từ người cha quá cố, năm 1967, Fiamma Ferragamo cũng vinh dự được nhận giải Neiman Marcus cho những thiết kế giày cao gót điêu khắc. Năm 1990, loại túi xách Gancino có quai xách tay được ra mắt giới mộ điệu và trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Salvatore Ferragamo. Dù bà mất vào năm 1998, nhiều người vẫn còn tin bà là nhân vật ảnh hưởng trong đời sống của công ty ngày nay. Niềm đam mê của bà đối với công việc, trí tưởng tượng và óc sáng tạo tuyệt vời đã tạo ra một số sản phẩm được coi là biểu tượng của nhãn hiệu như là giày Vara và Gancino. Mở rộng và phát triển thương hiệu Năm 1996, Salvatore Ferragamo mua lại thương hiệu Emanuel Ungaro, một thương hiệu thời trang của Pháp. Một năm sau đó, Salvatore Ferragamo hợp tác với Bulgari để xây dựng dòng sản phẩm nước hoa. Năm 1998, dòng sản phẩm mắt kính mắt được Luxottica mua lại bản quyền. Nước hoa Salvatore Ferragamo Pour Femme cho nữ ra đời. Một năm sau, nước hoa cho nam cũng bắt đầu được giới thiệu. Thương hiệu Salvatore Ferragamo: Thành công đến từ đam mê những đôi giày Năm 2000, nhà thiết kế Mac Audibet thiết kế dòng thời trang nữ cho Ferragamo. Năm 2001, hợp đồng với Bulgari kết thúc, dòng nước hoa do Ferragamo độc quyền hình thành. Marc Audibet rời khỏi Ferragamo sau bốn mùa thời trang và người thay thế là Graeme Black. Đến tháng 9, Black trình làng bộ sưu tập đầu tiên cho Ferragamo. Cũng trong năm này, công ty giày dép và đồ da ZeFer ra đời, đây là sự kết hợp giữa Ermenegildo Zegna và Ferragamo. Năm 2004, bà Wanda Ferragamo nhận được vinh dự cao quý nhất của Ý - Cavaliere di Gan Croce. Salvatore Ferragamo là công ty gia đình tính đến tháng 11/2006. Để giảm bớt những căng thẳng trong gia đình, tháng 9/2006 Ferragamo tuyên bố bán 48% cổ phần ra thị trường. Đến tháng 10, cựu giám đốc điều hành của Valentino, Michele Norsa thay thế Ferruccio Ferragamo nắm vai trò chủ tịch. Những biểu tượng của thương hiệu Salvatore Ferragamo Nhắc đến biểu tượng của Salvatore Ferragamo không thể thiếu móc khóa Gancino. Lấy cảm hứng từ cánh cổng sắt tòa nhà cổ Palazzo Spini Feroni, trụ sở của Salvatore Ferragamo, chiếc móc với thiết kế đơn giản nhấn nhá trên nhiều sản phẩm của thương hiệu tạo nên một phong cách riêng và nổi bật. Dù được làm bằng da, kim loại hay bất kỳ chất liệu gì từ những đôi giày da, đồng hồ hay những món đồ trang sức, Gancino cũng là biểu tượng của sự tinh tế, hoàn hảo và hài hòa giữa nghệ thuật và phong cách thời trang.  
Thương hiệu Salvatore Ferragamo: Thành công đến từ đam mê những đôi giày

Những sản phẩm của Salvatore Ferragamo lấy cảm hứng từ móc khóa Gancino

Năm 1978, Salvatore Ferragamo ra mắt một bộ sưu tập giày mới mang tên Vara. Đó là một mẫu giày dịu dàng với mũi tròn và đế thấp, chiếc nơ to và miếng kim loại hình oval mang biểu tượng Salvatore Ferragamo. Từ đó đến nay, hơn 1 triệu đôi giày Vara đã được sản xuất với đủ màu sắc và chất liệu khác nhau, nhưng vẫn giữ nguyên vẻ duyên dáng, trang nhã nhờ phong cách thiết kế cầu kỳ của mình. Nó trở thành đôi giày thành công nhất trong lịch sử thương hiệu Salvatore Ferragamo và là cảm hứng cho hàng loạt sản phẩm mô phỏng khác sau này.
Thương hiệu Salvatore Ferragamo: Thành công đến từ đam mê những đôi giày

Những đôi giày đế bệt Vara với thiết kế trang nhã và nữ tính đã trở thành biểu tượng của Salvatore Ferragamo trong suốt 40 năm qua

Biểu tượng thời trang Salvatore Ferragamo đầy kiêu hãnh đã không còn gì xa lạ đối với bất kỳ ai. Với bề dày của lịch sử thương hiệu, sự đam mê, nỗ lực không ngừng nghỉ, sự sáng suốt, tinh thần không khuất phục trước khó khăn, cùng sự khéo léo trong tay nghề thủ công đã làm nên một thương hiệu Salvatore Ferragamo hàng đầu thế giới  
thuong-hieu-alexander-mc-queen-nhung-thang-tram-trong-lich-su-cua-nha-mot-tre

THƯƠNG HIỆU ALEXANDER MC QUEEN: NHỮNG THĂNG TRẦM TRONG LỊCH SỬ CỦA NHÀ MỐT TRẺ

Một tín đồ thời trang thực thụ không thể không biết đến thương hiệu Alexander mcQueen - nhà mốt “ngông cuồng” với một phong cách thời trang dị biệt, cá tính mà vẫn sang trọng cùng những tuyên ngôn nghệ thuật ấn tượng. thuong-hieu-alexander-mc-queen-nhung-thang-tram-trong-lich-su-cua-nha-mot-tre

Lịch sử thương hiệu Alexander McQueen đình đám

Thương hiệu Alexander McQueen đình đám chính thức được thành lập vào năm 1992, một thời gian rất ngắn nhưng với phong cách và hướng đi khác biệt, những sản phẩm của hãng đủ để giới mộ điệu phải ngả nghiêng thán phục, sự biến hóa tuyệt vời qua từng bộ sưu tập đủ để xóa nhòa ranh giới giữa thời trang và nghệ thuật. Người sáng lập và cũng là linh hồn của thương hiệu chính là nhà thiết kế đại tài người Anh Lee Alexander McQueen (1969 - 2010). Ông rời trường học vào năm 1985 khi mới 16 tuổi và bắt đầu học nghề may trên phố Saville Row ở London. Những năm 80, McQueen làm việc cho nhà cung cấp trang phục sân khấu Angels & Bermans, sau đó theo học từ các nhà thiết kế – Koji Tatsuno tại London và Romeo Gigli tại Milan, Ý.  Sau khi trở về London, McQueen làm trợ giảng cho môn cắt mẫu rập tại trường đại học công lập về nghệ thuật và thiết kế – Central Saint Martins (CSM). Ông cũng theo học và nhận bằng thạc sĩ thiết kế thời trang của CSM vào năm 1992. Ngay khi tốt nghiệp, Lee Alexander McQueen thành lập thương hiệu Alexander McQueen của riêng mình. Ngay trong bộ sưu tập đầu tiên, Alexander McQueen đã gây được sự chú ý của stylist người Anh Isabella Blow - người sau này trở thành biên tập viên thời trang nổi tiếng. Tên đệm Alexander cũng được đặt theo gợi ý của Isabella, người bạn thân thiết và có ảnh hưởng quan trọng trong sự nghiệp và cuộc sống của ông.Thông qua những mối quan hệ của Isabella trong ngành công nghiệp thời trang, thương hiệu ngày càng thu hút và có thêm nhiều khách hàng biết tới. thuong-hieu-alexander-mc-queen-nhung-thang-tram-trong-lich-su-cua-nha-mot-tre

Lee Alexander McQueen - nhà thiết kế thời trang với phong cách táo bạo và gây sốc

Lee Alexander McQueen nổi tiếng là nhà thiết kế thời trang với phong cách táo bạo và gây sốc. Niềm đam mê thời trang và công cuộc đa dạng hóa ngành thời trang thế giới chưa bao giờ ngừng nghỉ. Phong cách lập dị của thương hiệu chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi cách phối màu, phom dáng và họa tiết cầu kỳ. Sự quái dị của Alexander McQueen vô cùng đa dạng, khi thì mang một chút lãng mạn, mơ mộng, khi lại gây ám ảnh kiểu Gothic. Những thiết kế của Alexander McQueen dù có vượt quá giới hạn của thời trang, thì sự phong phú của vật liệu từ gỗ, giấy vệ sinh, băng keo để tạo nên các bộ trang phục là một sáng tạo vượt bậc không thể phủ nhận. Từng mẫu thiết kế của McQueen luôn tồn tại hai thái cực đối lập, ma mị nhưng vô cùng quyến rũ, mạnh mẽ nhưng cũng yêu kiều, nữ tính, dữ tợn nhưng lại mỏng manh. Sự đối lập ấy vô tình như chất gây nghiện khiến giới mộ điệu không thể không ngắm nhìn. Mặc dù nhận những chỉ trích của báo chí về sự nổi loạn, tuy nhiên những thiết của McQueen chưa bao giờ bị coi là thảm họa của giới chuyên môn. Cảm xúc mãnh liệt, sự thông minh và tính cầu toàn của McQueen trong những thiết kế của ông chạm đến tận cùng sự cảm thụ thời trang nghệ thuật của bất cứ ai. Alexander McQueen từng 4 lần được Hội đồng Thời trang Anh vinh danh "Nhà thiết kế của năm", Hội đồng nhà thiết kế Mỹ chọn là "Nhà thiết kế quốc tế của năm". Phong cách thiết kế của Alexander McQueen không chỉ tinh tế, độc đáo mà còn đi trước thời đại, tạo nên những cuộc cách mạng trong làng thời trang quốc tế. Năm 2000, Alexander McQueen được tập đoàn PPR (nay là tập đoàn Kering danh tiếng) mua lại 51% cổ phần. Tuy nhiên McQueen vẫn giữ quyền giám sát tất cả những sản phẩm sáng tạo của thương hiệu. Dòng thời trang của thương hiệu Alexander McQueen được chia thành 2 nhóm nam và nữ với các sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện, trang sức và khăn choàng mang biểu tượng đầu lâu là tinh thần nghệ thuật McQueen. Năm 2003, Alexander McQueen hợp tác với nhà sáng chế nước hoa Jacques Cavallier để cho ra đời dòng nước hoa đầu tiên có tên Kingdom. Năm 2006, nhà mốt cho ra đời dòng sản phẩm phân khúc thấp dành cho giới trẻ, McQ. Các sản phẩm Ready to wear bao gồm cả trang phục và phụ kiện được thiết kế bởi chính Alexander mcQueen. Ngày 11/2/2010, thủ lĩnh của Alexander McQueen tự tự tại nhà riêng sau một thời gian dài đấu tranh với chứng trầm cảm, vào thời điểm này, bộ váy mà ông sáng tạo cho bộ sưu tập Thu - Đông 2010 của ông vẫn chưa hoàn thành. Cái chết của ông gây nên những mất mát kinh hoàng cho thương hiệu và cả giới thời trang. thuong-hieu-alexander-mc-queen-nhung-thang-tram-trong-lich-su-cua-nha-mot-tre Nhà thiết kế tài ba nhưng bạc mệnh Lee Alexander McQueen cuối cùng vẫn bị đánh bại bởi sự khó khăn trong bài toán kinh tế của thương hiệu và chủ nghĩa hoàn mỹ không lối thoát của chính mình. Lee Alexander McQueen ra đi trong niềm u uất cá nhân, áp lực cuộc sống, những mất mát tinh thần quá lớn và “đứa con tinh thần” đang phải gánh chịu số nợ lên tới 32 triệu bảng Anh. Không có bí quyết thành công nào được đúc kết trong quá trình kinh doanh của thương hiệu, tuy nhiên, tài năng và trí tuệ của Alexander McQueen là điều không thể bàn cãi. Dưới thời Alexander McQueen, mỗi một mẫu thiết kế, mỗi bộ sưu tập đều được coi là di sản của nước Anh và của giới thời trang tạo thành một câu chuyện đầy bi kịch nhưng quý giá của lịch sử thời trang thế giới.
thuong-hieu-alexander-mc-queen-nhung-thang-tram-trong-lich-su-cua-nha-mot-tre

Nhà thiết kế Sarah Burton – người bạn thân của Lee Alexander McQueen và sau này là Giám đốc sáng tạo của thương hiệu

Ngày 27/5/2010, trợ lý thiết kế lâu năm Sarah Burton của Alexander McQueen được Keering bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc sáng tạo để tiếp tục duy trì sự phát triển của thương hiệu.

Kết luận

Sự phát triển của Alexander McQueen dưới thời Sarah Burton là sự lấp lánh trong bóng tối. Những thiết kế kinh điển như mẫu giày "armadillo" trong bộ sưu tập Xuân-Hè 2010 của Alexander McQueen trình làng đã mở ra xu hướng giày "càng cua" trên toàn thế giới. Mẫu giày này được quái nữ Lady Gaga diện trong MV "Bad Romance"
thuong-hieu-alexander-mc-queen-nhung-thang-tram-trong-lich-su-cua-nha-mot-tre

Lady Gaga diện đôi giày với thiết kế độc đáo của Alexander McQueen trong rất nhiều sự kiện

Vinh quang trở lại với Alexander McQueen khi thương hiệu được chọn để tạo ra chiếc váy cưới lộng lẫy cho Catherine Middleton trong hôn lễ với Hoàng tử William. Bên cạnh việc ra mắt các bộ sưu tập mỗi mùa, thương hiệu Alexander McQueen đã thực hiện sứ mệnh quan trọng để củng cố vị thế của mình trở thành một thương hiệu sang trọng và biến cái tên Alexander McQueen trở thành một huyền thoại thời trang trong thế giới đương đại.
Lịch sử thương hiệu thời trang Givenchy

LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG GIVENCHY

Dù tuổi đời không quá lớn nhưng những gì mà thương hiệu Givenchy đóng góp cho làng thời trang thế giới khiến nhiều người ấn tượng về Givenchy như một tên tuổi lão làng. Mang phong cách cổ điển và xa hoa, Givenchy như một thế giới huyền bí mà bất kỳ ai cũng muốn khám phá và đắm chìm. Khi mà thời trang nước Pháp đang trong quá trình vươn lên mạnh mẽ sau thời gian dài chiến tranh khốc liệt và ảm đạm, Givenchy xuất hiện như một vì sao sáng giữ thủ đô Paris hoa lệ mang đến sự tươi mới với phong cách thời trang hiện đại, tao nhã và mang nét nữ tính đặc trưng. Các thiết kế của Hubert de Givenchy - nhà sáng lập của Givenchy luôn trân trọng và đề cao giá trị cũng như những nét đẹp yêu kiều của người phụ nữ. Hubert de Givenchy (1927 - 2018) xuất thân trong một gia đình có nguồn gốc là một dòng tộc di cư từ Venice, Ý. Bố của ông mất khi Hubert de Givenchy mới vừa 3 tuổi, ông và anh trai đã được mẹ và bà ngoại nuôi dưỡng. Bà ngoại ông là chủ sở hữu đồng thời là giám đốc điều hành của nhà máy sản xuất thảm nên niềm đam mê thời trang đã sớm thấm đẫm trong con người của Hubert de Givenchy. Mơ ước trở thành nhà thiết kế thời trang đã đến với Givenchy sau một lần đến Hội chợ Thế giới ở Paris, khi đó Givenchy mới tròn 10 tuổi. Năm 17 tuổi, vị thiếu niên ấy đã rời quê hương đến Paris và theo học tại một trường nghệ thuật danh giá École des Beaux-Arts. Sau Thế chiến thứ 2, Givenchy làm việc cho các nhà thời trang có tiếng tại Pháp để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Lịch sử thương hiệu thời trang Givenchy

Chàng trai trẻ tuổi Hubert de Givenchy với niềm đam mê thời trang đã gây dựng nên đế chế Givenchy của riêng mình

Năm 1952, khi đã có đủ tri thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang, Hubert de Givenchy chính thức mở một cửa hiệu thời trang của riêng mình tại Plaine Monceau, Paris. Ông cho ra mắt bộ sưu tập đầu tiên với tên gọi Bettina Graziani. Đây là tên của một người mẫu rất nổi tiếng thời bấy giờ và cũng là “nàng thơ” trong nguồn cảm hứng của Givenchy giai đoạn đầu. Cuộc gặp gỡ định mệnh của Givenchy với nữ minh tinh nổi tiếng Audrey Hepburn vào năm 1953 đã làm nên bước ngoặt kỳ diệu cho cả Givenchy và thương hiệu của ông. Kể từ đó, họ vừa là những người bạn thân thiết, vừa là những người cộng sự ăn ý. Hình ảnh của Audrey Hepburn luôn là nguồn cảm hứng cho Givenchy tạo nên những tác phẩm tuyệt vời, phong cách thời trang của nữ minh tinh cũng là những điều tinh túy nhất, chất lượng nhất và đại diện cho hình ảnh của thương hiệu.
Lịch sử thương hiệu thời trang Givenchy

Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Hubert de Givenchy và Audrey Hepburn đã tạo nên một tình bạn đẹp và cũng là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của thương hiệu Givenchy

Cũng trong năm này, cuộc gặp gỡ với Cristobal Balenciaga đã mang đến cho Givenchy một người bạn, người thầy có sức ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp của ông, gắn liền với sự ra đời của Givenchy Haute Couture vào năm 1970. Thời kỳ này, phong cách của Givenchy được định hướng không cầu kỳ nhưng tinh tế, gợi cảm và hiện đại. Năm 1954, bộ sưu tập đầu tiên cho dòng trang phục nữ Givenchy Pret-à-Porter được chính thức ra mắt. Năm 1957, dòng nước hoa đầu tiên của Givenchy ra đời là L’Interdit và Le De, lấy cảm hứng từ nữ minh tinh Audrey Hepburn và cũng dành riêng cho bà loại nước hoa này. Hai năm sau, Givenchy mới cho ra mắt dòng nước hoa đầu tiên dành cho nam. Tới năm 1973, thương hiệu Givenchy mới chính thức bước vào lĩnh vực thời trang nam với sự ra mắt của dòng sản phẩm “Gentleman Givenchy” với phong cách đa dạng, từ những bộ đồ đơn giản cho tới blazer, suit, hay tuxedo lịch lãm. Bên cạnh đó, phong cách gothic cũng được thể hiện trong những sản phẩm thời trang dành cho nam như những chiếc áo phông màu đen với họa tiết gothic hay những bộ suit với màu đen và xám làm chủ đạo. Năm 1995, Hubert de Givenchy nghỉ hưu sau 43 năm lãnh đạo, đế chế Givenchy như mất đi phương hướng bởi sự phá cách lệch quỹ đạo, từ John Galliano đến Alexander McQueen.
Lịch sử thương hiệu thời trang Givenchy

BST Haute Couture năm 2012 của thương hiệu Givenchy dưới sự dẫn dắt của Giám đốc sáng tạo Riccardo Tisci

Khi Riccardo Tisci được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc sáng tạo, ông đã từng bước tìm lại bản sắc và khơi dậy “linh hồn thương hiệu” - Haute Couture. Riccardo cực kỳ cầu toàn cho những tác phẩm thiết kế được cho duy nhất trên thế giới này, không chỉ giới hạn số lượng mẫu thiết kế và khách mời tại các buổi trình diễn, ông còn tìm hiểu các chất liệu đặc biệt và sự phức tạp của kĩ thuật cắt may để tạo nên những tác phẩm hoàn hảo nhất. Dưới thời đại của ông, thương hiệu Givenchy khoác lên mình bộ cánh hoàn toàn khác biệt đầy màu sắc huyền bí. Những cô gái của Givenchy ẩn chứa sự quyến rũ, lôi cuốn bên trong sự gai góc và lãnh đạm. Tinh hoa của Givenchy được Riccardo kế thừa hình bóng, ý niệm và tính cấu trúc. Tuy nhiên, Givenchy dưới thời của Riccardo thiên về họa tiết và trang trí, cá tính nổi loạn, hình thành phong cách thời trang mang tính cổ tích và thần thoại hiện đại, đậm chất thẩm mỹ và tinh thần của thời trang Ý. Với tài năng và hướng phát triển đúng đắn của mình, Riccardo Tisci đã đưa tên tuổi Givenchy lên sánh ngang với các ông lớn trong làng thời trang khác như Louis Vuitton, Christian Dior.... Hiện nay Givenchy là một thương hiệu ăn khách trực thuộc tập đoàn LVMH hùng mạnh.
Back to Top