Search

tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

TỔNG HỢP CÁCH NHẬN BIẾT KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN VỚI CÁC LOẠI ĐÁ QUÝ

Được mệnh danh là “vua của các loại đá quý”, kim cương thiên nhiên được tạo hóa ban tặng những đặc tính và phẩm chất mà không một khoáng chất nào sánh được. Tuy nhiên, kim cương thiên nhiên trên thị trường khá quý hiếm và có giá trị đắt đỏ mà không phải ai cũng sẵn sàng rút hầu bao cho chúng. Còn nếu dư dả tài chính, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để chọn cho mình một viên kim cương hoàn hảo, tránh mất “tiền thật” lại mua phải “hàng fake” nhé Kim cương thiên nhiên là một trong 2 dạng thù hình của carbon được hình thành trong lòng đất cách đây từ 3,5 - 4 tỷ năm với những tính chất vật lý hoàn hảo và vẻ đẹp mê hoặc. Nhưng cũng bởi vẻ đẹp ấy cùng những nguyên nhân khách quan khác mà giá trị của kim cương được đẩy lên cao gấp nhiều lần. Đây là cơ hội cho những kẻ hám tiền lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm và chủ quan của khách hàng để thay thế kim cương thiên nhiên bằng một số loại đá quý tổng hợp khác có vẻ bề ngoài và các tính chất vật lý gần giống kim cương để tối ưu lợi nhuận cao nhất. Bạn biết gì về kim cương nhân tạo? Kim cương nhân tạo với vẻ đẹp và độ tinh khiết không thua kém gì kim cương thiên nhiên. Các nhà kiểm định hay các nhà kinh doanh kim cương lâu năm cũng khó mà phân biệt được hai loại đá này nếu như không dùng các thiết bị kiểm định chuyên dụng. Việc thay thế kim cương thiên nhiên bằng kim cương nhân tạo cũng gặp không ít khó khăn bởi chi phí sản xuất kim cương nhân tạo khá cao, thị trường hoàn toàn không phổ biến loại đá quý này. Kim cương nhân tạo được quảng cáo trên thị trường thực chất chỉ là một số loại đá quý có giá trị thấp hơn tiêu biểu là đá Cubic Zirconia (Đá CZ) hay Moissanite. Đá Cubic Zirconia (Đá CZ) - “kẻ giả danh kim cương hoàn hảo nhất” Cubic Zirconia (CZ) là dạng tinh thể khối zirconium dioxide (ZrO2), được phát hiện lần đầu năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga). Đá Zirconia thường có màu trắng với độ quang học hoàn hảo nhưng độ cứng chỉ từ 8-8,5 trên thang độ cứng Mohs (thấp hơn nhiều so với kim cương) nên rất dễ bị trầy xước, xuống màu. Đá Moissanite Moissanit (SiC) là khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum, có độ cứng 9,5 xấp xỉ kim cương thiên nhiên trên thang độ cứng Mohs. Đặc biệt, độ dẫn nhiệt hoàn tương tự kim cương, nếu dùng bút thử kim cương trên cơ sở độ dẫn nhiệt thì hoàn toàn không có tác dụng. Moissanit được chế tác với nhiều kích thước khác nhau và là sự đánh đố trong thương trường mua bán kim cương hiện nay, và giá chỉ bằng 1/15-1/20 so với kim cương thiên nhiên. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Bảng so sánh các thông số cơ bản của kim cương, đá CZ, đá Moissanite và kim cương nhân tạo tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Cách phân biệt kim cương thiên nhiên với các loại đá “giả mạo” Cách 1: Hàng thật nặng gấp đôi “hàng fake” Cùng kích thước như nhau nhưng đá CZ lại có trọng lượng riêng lớn hơn, cụ thể là từ 5,6 đến 6,0 N/m3 lớn hơn kim cương đến 1,7 lần. Cách so sánh đơn giản nhất là đặt 2 viên đá trên lòng bàn tay hoặc trên cân tiểu ly điện tử chuyên dùng để cân trang sức, Viên đá nào nặng hơn thì đó chính là Cubic Zirconia Cách 2: Kim cương giả sẽ bị bám hơi nước Bạn hà hơi thở vào viên đá, nếu viên nào bị bám hơi nước lâu hơn một chút thì đó chính là kim cương giả, còn kim cương thật sẽ không bị mờ đi bởi hơi thở của bạn Cách 3: Thả viên kim cương vào nước Nếu viên kim cương chìm hẳn xuống đáy cốc nước thì đó chính là kim cương thật, ngược lại nếu nó lơ lửng ở thành cốc hoặc nổi bồng bềnh thì đó là kim cương giả Cách 4: Kiểm tra độ tinh khiết bằng kính lúp Bản chất kim cương được hình thành trong tự nhiên nên không thể có độ tinh khiết và hoàn hảo không tỳ vết, dù ít hay nhiều thì viên kim cương đó cũng sẽ lẫn tạp chất. Ngược lại các loại đá giả sẽ tinh khiết hoàn toàn do có sự can thiệp của bàn tay con người. Vì vậy đặt viên đá dưới kính lúp, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Mức độ những tạp chất hay khiếm khuyết có thể thấy khi soi viên kim cương thiên nhiên dưới kính lúp

Cách 5: Kiểm tra độ lấp lánh dưới ánh sáng Một viên kim cương thật khi được đặt dưới ánh sáng sẽ có màu trắng hoặc xám và tỏa ánh cầu vồng ra xung quanh Một viên kim cương giả sẽ có màu cầu vồng ngay cả ở bên trong của viên đá đó. Đá CZ sẽ ít sáng hơn và màu cầu vồng cũng không rõ ràng như kim cương thật. Còn đá Moissanite lại có độ khúc xạ lớn hơn kim cương nên ánh cầu vồng nó tỏa ra cũng mạnh hơn kim cương và bạn chớ nên bị hấp dẫn bởi điều này. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Cách 6: Kiểm tra bằng dấu chấm hoặc giấy báo Đây chính là cách kiểm tra độ khúc xạ của viên kim cương. Đặt úp viên đá dưới 1 dấu chấm sao cho tâm viên đá vào chính giữa dấu chấm (không đặt ngang) rồi quan sát. Nếu dễ dàng nhận thấy vòng tròn phản chiếu dấu chấm thì đó là đá CZ, còn kim cương thật sẽ phản xạ ánh sáng lên dâu chấm và bạn không thể nào nhìn thấy rõ ràng dấu chấm đó   Đặt úp viên kim cương dưới 1 tờ báo. Nếu bạn có thể nhìn thấy rõ chữ hoặc các nét méo mó thì đó là kim cương giả. Còn kim cương thật với mức độ bẻ cong ánh sáng mạnh, bạn sẽ không thể nhìn được chữ.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Viên kim cương không nhìn rõ chữ là viên kim cương thật (trái) so với viên kim cương giả đã nhìn rõ nét chữ trên tờ báo

Tuy nhiên đó là đối với viên kim cương được cắt hoàn hảo với độ khúc xạ tốt, nếu không có sự đối xứng giữa các giác cắt thì khả năng kim cương thật cũng vẫn nhìn rõ chữ. Nhưng đây cũng được coi là một cách kiểm tra đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Cách 7: Dùng phương pháp chụp X-quang Kim cương có cấu trúc phân tử radiolucent, có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện trong phim chụp x-quang. Thủy tinh, đá Cubic Zirconium và một số tinh thể khác đều có tính radiopaque (chắn bức xạ), vì thế chúng hiện rõ ràng dưới tia X-quang. Để kiểm tra được bằng cách này bạn bắt buộc phải mang đến phòng thí nghiệm chuyên kiểm tra kim cương hoặc các cơ quan chụp X-quang tại địa phương.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Kim cương thật sẽ không được nhìn thấy dưới phim chụp X-quang

Cách 8: Kiểm tra độ dẫn điện Việc phân biệt Kim cương thiên nhiên với đá Moissanite bằng mắt thường gần như là không thể, nhất là khi đá Moissanite được chế tác kỹ lưỡng. Đó là lúc bạn cần tới sự trợ giúp của máy kiểm tra độ dẫn điện bởi kim cương thiên nhiên có độ dẫn điện cực mạnh còn đá Moissanite thì không bằng.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Máy kiểm tra độ dẫn điện của kim cương

Cách 9: Kiểm tra giấy chứng nhận kim cương của GIA Dù bạn chọn cách kiểm tra nào đi nữa thì cách tốt nhất và đáng tin cậy nhất là kiểm tra về các giấy tờ kiểm định về nguồn gốc xuất xứ của viên kim cương và rất nhiều những thông tin như trọng lượng, kích thước, độ tinh khiết… dựa theo tiêu chuẩn 4C của GIA
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Chứng chỉ GIA theo tiêu chuẩn 4C

Những cách để phân biệt kim cương thiên nhiên với các loại đá giả mạo hiện nay có rất nhiều và phổ biến. Tuy nhiên nếu bạn có ý định mua và kiểm tra viên kim cương mình mong muốn thì không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ những cách đã nêu trên. Chỉ cần có đủ giấy tờ chứng nhận và một vài cách thông thường, bạn sẽ biết được chính xác đó là kim cương thật hay chỉ là “kẻ giả danh” rồi.     Xem thêm: Cách nhận biết kim cương bằng mắt thường chính xác nhất Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên
tac-dung-cua-kim-cuong-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi

TÁC DỤNG CỦA KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Với vẻ đẹp kỳ ảo được tạo hóa ban tặng, kim cương tự nhiên chủ yếu được sử dụng trong ngành trang sức. Bên cạnh đó, kim cương còn có nhiều công dụng đặc biệt khác tới sức khỏe của người sử dụng. Bài viết sau đây, hãy cùng 24Cara đi sâu tìm hiểu vấn đề này. Kim cương tự nhiên biểu tượng cho sự trong sáng và tinh khiết, sự hoàn thiện và bách chiến bách thắng, của sức mạnh và quyền lực tối thượng. Vì thế kim cương có thể xua đuổi sợ hãi, bảo vệ người chủ tránh được mọi tác động xấu từ bên ngoài. Với bản chất cứng cáp, bền vững, trong các trận chiến đấu, kim cương giúp cho người chủ luôn chiến thắng trong mọi cuộc chiến, bởi thế không phải ngẫu nhiên mà Napoleon thường xuyên mang theo bên mình một viên kim cương lớn như bảo vật bất ly thân để phòng vệ mọi tai ương. Tác dụng của kim cương chỉ phát huy khi chúng ta có được nó một cách trung thực và chân thành nhất, đặc biệt khi kim cương đó là vật được tặng hoặc quà biếu. Nếu là sự cưỡng ép và bạo lực, kim cương có thể gây hại cho chính người chiếm hữu nó. tac-dung-cua-kim-cuong-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi Tác dụng của kim cương đến thể chất người sử dụng: Sử dụng trang sức kim cương giúp điều hòa nhịp tim và cân bằng não bộ, tinh thần thoải mái và sảng khoái Kim cương có tính chống nhiễm khuẩn, khử độc và giảm sốt hiệu quả. Bạn có thể uống nước kim cương (nước ngâm viên kim cương thiên nhiên qua đêm) để bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể Kim cương khi đeo trên người sẽ có tác dụng trực tiếp đến cơ thể, vì vậy, những người dễ kích động hoặc bị bệnh huyết áp cao không nên đeo kim cương hàng ngày Tác dụng của kim cương tới tâm lý con người: Là loại đá quý mang năng lượng lớn, kim cương có thể xua đuổi những giấc mơ xấu, chữa bệnh ảo tưởng Giúp việc sinh nở của phụ nữ trở nên dễ dàng hơn nên kim cương còn được coi là biểu tượng của tình mẫu tử Trong thuật chiêm tinh của Ấn Độ, kim cương là một loại đá chủ đạo của luân xa kết nối con người với sức mạnh của vũ trụ. Vì thế, kim cương có thể xua đuổi, tránh những phép thuật xấu bằng cách phản chiếu lại chúng.   Xem thêm: Kim cương - Thần hộ mệnh cho gia chủ sinh tháng 4 Bí quyết chọn trang sức đá quý hợp phong thủy
kim-cuong-than-ho-menh-cho-gia-chu-sinh-thang-4

5 LÝ DO KIM CƯƠNG SỞ HỮU MỨC GIÁ CỰC KỲ ĐẮT ĐỎ

Kim cương quả thực rất đẹp và có giá trị cao, là niềm khao khát của nhân loại hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, giá trị của kim cương lại đến từ nhiều lý do như marketing, chi phí khai thác quá lớn, sự độc quyền của các công ty khai thác và tính hợp pháp từ nguồn gốc của loại đá quý này. Không hẳn là loại đá quý “hiếm có khó tìm”, bởi trong nhiều năm qua, mặc dù nhiều mỏ kim cương lớn trên thế giới đã cạn kiệt, nhưng sản lượng kim cương cung cấp cho thị trường thế giới vẫn ổn định. Dưới đây là những lý do khiến cho kim cương trở nên đắt đỏ và là nguyên nhân của những cuộc tranh chấp đổ máu trên thế giới. Chi phí khai thác kim cương quá lớn Thời gian kim cương hình thành được tính bằng tỷ năm và chủ yếu nằm sâu trong lòng đất, nếu muốn khai thác được lượng kim cương này, thế giới cần phải có những thiết bị có thể khoan sâu tới 93 km về phía tâm Trái Đất. Và điều này đến nay gần như là không thể. Những mỏ kim cương được khai thác tính đến thời điểm này chủ yếu là gần các miệng núi lửa đã tắt hoặc khoan vào các mạch khoáng ngầm chỉ cách mạch đất vài km tập trung ở các khu vực nhất định Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Tuy vậy, việc này cũng rất khó khăn bởi để tìm được một mỏ kim cương có sản lượng có thể đưa vào khai thác công nghiệp tiêu tốn thời gian lên đến hàng thập kỷ, số lượng công nhân thường xuyên tại các mỏ cũng lên đến vài trăm người và máy móc đưa vào khai thác luôn phải là hiện đại nhất. Để tìm được 1 carat kim cương, cần phải xới tung và sàng lọc đến 1,3 triệu tấn đất đá.
5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Quy trình khai thác kim cương cực kỳ tốn kém và mất nhiều thời gian

Sau khai thác, những viên kim cương thu được cần trải qua quá trình sàng lọc khắt khe. Những viên kim cương lớn được phân loại bằng tay, những viên kim cương nhỏ mới được phân loại bằng máy và chỉ 20% những viên kim cương đủ tiêu chuẩn 3C mới được đưa đến tay người thợ kim hoàn để tiến hành cắt gọt và đánh bóng, quy trình này cũng phải thực hiện hoàn toàn bằng tay mà không một loại máy móc nào có thể thay thế. Có thể thấy, số vốn đầu tư, nhân lực bỏ ra lớn như vậy, việc kim cương trở nên đắt đỏ là điều hoàn toàn dễ hiểu
5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Bên cạnh những mỏ lộ thiên, việc khai thác kim cương trong mỏ ngầm cũng được đẩy mạnh

Tiêu chuẩn 4C trong phân loại và đánh giá kim cương Không phải viên kim cương nào được tìm thấy cũng có giá trị đắt đỏ.Giá trị của kim cương được đánh giá theo tiêu chuẩn 4C bao gồm: Carat (trọng lượng), Độ tinh khiết (Clarity), Màu sắc (Color) và Giác cắt (Cut). Khi còn là viên kim cương thô, giá trị của chúng chỉ bằng 40% so với giá trị của kim cương đã qua xử lý. Và qua mỗi lần cắt gọt mài giũa, khối lượng của chúng lại giảm đi nhiều. Ngoài ra, giá trị của kim cương không tăng đều theo khối lượng của chúng, viên càng to, giá trị của chúng càng vượt trội. Sự độc quyền trong khai thác kim cương Việc khai thác và phân phối kim cương chủ yếu nằm trong tay một số công ty chủ chốt có thể kể đến như Alrosa, Debswana, BHP Billiton. Lớn nhất là De Beers kể từ khi thành lập năm 1888 đã thống trị ngành công nghiệp này và cũng là đơn vị định ra giá trị của kim cương. Marketing Bạn có ngạc nhiên không khi giá trị thực của kim cương chưa bằng một nửa số tiền bỏ ra, biểu tượng quyền lực, sự sang giàu và tình yêu vĩnh cửu và cũng mới chỉ xuất hiện cách đây vài thập niên? Đây là kết quả của chiến dịch marketing kéo dài và thành công nhất mọi thời đại. Với chiến lược huyền thoại hóa kim cương, De Beers là công ty đã tạo ra slogan “A Diamond is forever” (tạm dịch: “Kim cương là vĩnh cửu”). Truyền thống trao nhẫn đính hôn đã có từ thời Trung cổ, nhưng không phổ biến. Bằng một chiến lược khôn ngoan, De Beers không chỉ làm sống dậy truyền thống mà còn làm thay đổi suy nghĩ của cả thế giới. Giờ đây trên khắp thế giới, kim cương không chỉ là một loại đá quý nữa, nó trở thành vật thiêng liêng không thể thiếu trong tình yêu và hôn nhân.
5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Chiến lược huyền thoại hóa kim cương của De Beers thông qua slogan "Kim cương là vĩnh cửu"

Buôn lậu kim cương Chính sự đắt đỏ và lợi nhuận cao của kim cương đã trở thành miếng mồi ngon lành, béo bở của giới buôn lậu. “Chợ trời kim cương” ở Thành phố Surat, ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ được cho là nơi giao dịch những viên “kim cương máu” (kim cương được khai thác lậu, cướp bóc hoặc phục vụ cho những phong trào chống lại Nhà nước). Những viên kim cương đen tối này sẽ được tẩy trần sạch sẽ, làm giả giấy tờ để trở thành những viên kim cương có nguồn gốc sạch sẽ và đưa chúng đến tay người tiêu dùng toàn cầu, lợi nhuận thu về khoảng 3-5 tỷ USD.   Xem thêm: Chiêm ngưỡng những viên kim cương đắt nhất thế giới Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA  
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

CÁCH NHẬN BIỆT KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN BẰNG MẮT THƯỜNG CHÍNH XÁC NHẤT

Kim cương thiên nhiên được nhận định là một loại đá quý hiếm có giá trị cực cao bởi vẻ đẹp lộng lẫy vượt thời gian. Để sở hữu một viên kim cương hay một món trang sức kim cương là một khao khát của tất cả mọi người. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ cách nhận biết kim cương thiên nhiên dưới đây để tìm cho mình một viên kim cương thiên nhiên hoàn hảo nhất, tránh lãng phí tiền bạc vào một món đồ vô giá trị.
  • Soi viên kim cương dưới kính lúp
Khi mua kim cương tại cửa hàng, bạn được tự do xem xét và kiểm tra, hãy dùng kính lúp để soi thật kỹ viên kim cương. Đó là cách nhận biết kim cương nhanh nhất để xem viên kim cương mà bạn định mua có phải là “hàng auth” không nhé Đã là kim cương thiên nhiên ắt hẳn có thiếu sót: Đừng nhầm tưởng rằng kim cương thiên nhiên là hoàn hảo không tỳ vết, chúng được hình thành trong tự nhiên bởi vậy thường có các đường vân hoặc đốm nhỏ do có lẫn tạp chất. Chỉ có kim cương giả được tạo thành từ bàn tay con người mới hoàn hảo không tỳ vết bởi không có các đặc điểm này. Hãy kiểm tra các cạnh của viên kim cương. Nếu là thật các cạnh sẽ rất sắc và hoàn mỹ, còn nếu là giả, các đường cắt sẽ có hình tròn.
Cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-bang-mat-thuong-chinh-xac-nhat

Cách nhận biết kim cương thiên nhiên bằng mắt thường chính xác nhất

Một lưu ý nhỏ nữa là hãy kiểm tra khung kim loại bao quanh viên kim cương, nếu là mạ vàng hoặc mạ bạc thì có thể đó là viên kim cương giả bởi không ai lại đi kết hợp một viên đá quý như vậy cùng với kim loại rẻ tiền. Hầu hết các viên kim cương thật được bọc bằng chất liệu vàng hoặc bạch kim.
  • Chà giấy nhám lên viên kim cương
Chúng ta đều biết kim cương thiên nhiên có độ cứng tuyệt đối (điểm 10 trong thang độ cứng Mohs) nên việc chà xát gây ra các vết xước là điều không thể. Vì vậy nếu bạn dùng giấy nhám chà lên bề mặt viên kim cương mà để lại các vết xước thì chắc chắn đó là “hàng fake” rồi
  • Hà hơi để kiểm tra
Cách nhận biết kim cương là hãy để viên kim cương trước miệng và hà hơi vào đó như bạn hà hơi vào gương. Nếu là  kim cương giả, bề mặt sẽ bị mờ đi trong một thời gian ngắn, còn kim cương thật thì không.
  • Soi viên kim cương dưới ánh sáng
Cách một viên kim cương thật phản chiếu ánh sáng rất độc đáo. Bên trong viên kim cương bạn sẽ thấy lấp lánh 2 màu xám và trắng, chỉ khi  phản chiếu ra bên ngoài nó mới tạo nên những màu sắc cầu vồng. Còn nếu bạn thấy bên trong viên kim cương lấp lánh màu cầu vồng thì đó khả năng là một viên kim cương giả. http://24cara.vn/cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-bang-mat-thuong-chinh-xac-nhat
  • Kiểm tra khúc xạ ánh sáng
Kim cương thiên nhiên có khả năng khúc xạ và bẻ cong ánh sáng cực tốt. Vì vậy hãy đặt chúng lên mặt của tờ báo, nếu bạn không nhìn được bất kỳ một chữ nào thì đó là viên kim cương thật, còn nếu bạn vẫn có thể nhìn rõ chữ, thậm chí là đọc được thì đó lại là một viên kim cương giả.
Cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-bang-mat-thuong-chinh-xac-nhat

Viên kim cương không nhìn rõ chữ là viên kim cương thật (trái) so với viên kim cương giả đã nhìn rõ nét chữ trên tờ báo

  • Thả viên kim cương vào cốc nước
Nếu là kim cương thật nó sẽ hoàn toàn chìm xuống đáy cốc, nếu là giả nó sẽ nổi lên hoặc lơ lửng giữa cốc. Nên dành thời gian để kiểm tra thật kỹ viên kim cương theo những hướng dẫn nêu trên. Nếu là viên kim cương thiên nhiên thật sự, nó sẽ xuất sắc vượt qua các bài kiểm tra của bạn ngay thôi.   Xem thêm: Tổng hợp cách nhận biết kim cương thiên nhiên với các loại đá quý Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên  
bi-quyet-bao-quan-trang-suc-kim-cuong-luon-sang-dep

BÍ QUYẾT BẢO QUẢN TRANG SỨC KIM CƯƠNG LUÔN SÁNG ĐẸP

Sở hữu một bộ trang sức kim cương là niềm tự hào của bạn, nhưng sau một thời gian sử dụng chúng thường không được bóng sáng và lấp lánh. Nếu nắm được các bí quyết bảo quản trang sức kim cương dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian và một khoản chi phí không nhỏ để mang chúng tới tiệm kim hoàn. Cách bảo quản trang sức kim cương: Để trang sức kim cương được bền đẹp, tránh những tổn hại do va đập trầy xước bạn nên hạn chế đeo trong cuộc sống hàng ngày và cất giữ chúng ở một nơi an toàn. Đồng thời bạn nên để riêng từng món đồ trang sức trong các hộp có vải lót chuyên dụng, điều đó giúp hạn chế sự ma sát làm giảm độ bóng sáng và bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm hơn mỗi khi cần dùng đến.
bi-quyet-bao-quan-trang-suc-kim-cuong-luon-sang-dep

Bảo quản trang sức kim cương trong các hộp chuyên dụng sẽ giúp trang sức của bạn tránh va đập và luôn sáng bóng

Tránh để trang sức kim cương tiếp xúc với các loại bụi bẩn và hóa chất như xà phòng, thuốc nhuộm uốn tóc, mồ hôi, phấn trang điểm… sẽ làm cho những chiếc hoa tai, lắc tay, dây chuyền hay nhẫn kim cương của bạn bị biến màu, vì vậy khi đi làm tóc, trang điểm hay giặt giũ hãy nhớ tháo chúng ra Kim cương có đặc tính hút mỡ nên khi nấu bếp bạn cũng nhớ tháo ra tránh dầu mỡ bám vào làm trang sức bị mờ, ảnh hưởng đến độ phát sáng của kim cương Một lưu ý nhỏ nữa, nếu như bạn là một cô nàng năng động, cá tính, ưa xê dịch, hãy chọn cho mình một món trang sức có thiết kế đơn giản và chắc chắn. Điều này giúp nhẫn hay vòng tay không bị vướng vào tóc hay quần áo khi vận động mạnh. Hoặc tốt nhất bạn cũng nên tháo chúng ra để việc di chuyển hoạt động trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Cách làm sáng bóng trang sức kim cương: Mặc dù bảo quản rất cẩn thận nhưng sau một thời gian sử dụng chúng vẫn bị biến màu và không còn long lanh như trước. Hãy tìm hiểu một số phương pháp làm mới lại bộ trang sức dưới đây, điều này hoàn toàn đơn giản, dễ dàng và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà Hãy mua một lọ dung dịch làm sạch trang sức chuyên dụng tại cửa hàng bán trang sức. Chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn và làm theo đúng các bước là bạn đã lấy lại vẻ đẹp cho món trang sức của mình rồi. Cách thứ 2 bạn có thể áp dụng là dùng nước tẩy rửa nhẹ như nước rửa bát chiết xuất thiên nhiên, dầu gội hoặc sữa tắm dành cho da nhạy cảm. Ngâm chúng vào dung dịch trên pha loãng trong 15 phút để chất tẩy rửa ngấm sâu và làm sạch bụi bẩn. Sau đó bạn dùng bàn chải chà thật nhẹ nhàng, rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm. Lưu ý là bạn nên làm sạch sau khi sử dụng và trước khi cất chúng vào hộp để bảo quản nhé.
bi-quyet-bao-quan-trang-suc-kim-cuong-luon-sang-dep

Làm sạch bụi bẩn bằng dung dịch làm sạch chuyên dụng trước khi bảo quản

Trên đây là những bí quyết đơn giản để bảo quản trang sức kim cương của bạn luôn mới. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn luôn tỏa sáng với món trang sức yêu thích của mình.   Xem thêm: 4 lời khuyên vàng khi chọn mua trang sức Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên  

Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất

Với vẻ đẹp tuyệt mỹ mê đắm lòng người, kim cương xứng đáng là bảo vật trong tất cả các loại đá quý mà chúng ta biết đến hiện nay. Tuy nhiên kim cương cũng có nhiều loại với chất lượng khác nhau. Để tìm ra được đâu là viên kim cương đẹp nhất, có giá trị nhất, ta cần tìm hiểu và đánh giá dựa trên tiêu chí 4C dưới đây Trên thế giới hiện nay cũng như trong thị trường đá quý, những ai yêu thích hoặc chuẩn bị tìm mua một viên kim cương đẹp cho mình đều biết đến “tiêu chuẩn 4C” - thước đo độ hoàn hảo của “vị vua trong giới đá quý” này. Carat (Trọng lượng) - Yếu tố thường được nhắc đến đầu tiên khi nói về đá quý nói chung và kim cương nói riêng. Carat là đơn vị đo trọng lượng của kim cương. Một carat tương đương với 200 milligram. Đây là một phần rất quan trọng khi định giá một viên kim cương cho thấy sự hiếm có của nó. Đa phần các viên kim cương được tìm thấy sau khi chế tác có trọng lượng từ 1 - 2 carat. Những viên kim cương càng lớn thì càng hiếm và giá trị của nó càng cao thậm chí là theo cấp số nhân. Nhưng đây vẫn chỉ được coi là yếu tố để tham khảo, bởi một viên kim cương có số carat lớn không nhất thiết phải có kích thước lớn. Một viên kim cương có thể có kích thước nhỏ hơn so với số carat thực của nó, vì vậy kích thước thực tế chủ yếu nên dựa vào quá trình viên kim cương thô khi được cắt bằng máy cắt kim cương chuyên nghiệp. Color (Màu sắc) Cấu trúc tinh thể ở dạng nguyên chất sẽ làm cho kim cương không có màu. Tuy nhiên, hầu hết các viên kim cương được khai thác trong tự nhiên đều không hoàn hảo. Tùy thuộc vào màu sắc mà giá trị của viên kim cương có thể tăng hoặc giảm. Nếu viên kim cương có những đốm màu vàng hoặc nâu thì giá trị viên kim cương sẽ giảm đi rất nhiều, ngược lại màu hồng, xanh dương hoặc đỏ lại làm tăng giá trị viên kim cương thậm chí trở thành vô giá bởi sự quý hiếm của nó. Có thể kể đến viên kim cương “Hope" huyền thoại với màu xanh ánh tím kỳ ảo, đặc biệt khi được chiếu dưới ánh sáng tia tử ngoại nó tỏa ra lân quang đỏ mê hoặc. Tạp chất thường thấy nhất trong kim cương là nitơ, một phần nhỏ nitơ trong tinh thể kim cương làm cho nó có màu vàng hoặc nâu. Theo tiêu chuẩn của GIA (Gemological Institute of America - Viện Đá quý Hoa Kỳ) thì viên kim cương không màu là “D” và vàng là “Z” là 2 viên kim cương hiếm có giá trị cực cao. Đôi khi để đánh giá chính xác ta còn sử dụng các phương pháp quang học phức tạp để xác định màu. Từ D - G là những viên không màu, từ H - J là gần như không màu, K - M là hơi có màu, N - Y là màu vàng nhạt hay nâu.
bang-phan-mau-theo-tieu-chuan-4C-de-chon-ra-vien-kim-cuong-dep-nhat

Bảng phân màu theo tiêu chuẩn 4C để chọn ra viên kim cương đẹp nhất

Trái với màu vàng và nâu, những màu khác hiếm và có giá trị hơn. Viên kim cương có màu phớt hồng hay xanh lam thì giá trị đã tăng lên rất nhiều. Tùy theo mạng tinh thể carbon bị thay thế bằng nguyên tố nào thì kim cương sẽ có màu đó. Những màu có thể bắt gặp là vàng, hồng, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, nâu,… Clarity (Độ tinh khiết) Độ tinh khiết của kim cương được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp gấp 10 lần. Những khiếm khuyết có thể thấy được là vết trầy xước, vết nứt, những đốm mờ và vị trí của chúng. Những vết xước này không ảnh hưởng nhiều đến tính chất tinh thể của kim cương, nhưng những đốm mờ sẽ làm giảm sự tán sắc ánh sáng và những vết nứt có thể làm kim cương dễ vỡ. Viên kim cương càng ít các tì vết thì nó càng hoàn hảo và có giá trị. Trên thực tế chỉ có 20% số lượng viên kim cương đẹp nhất dùng để làm trang sức, số còn lại được dùng cho các ngành công nghiệp hoặc trong các phòng nghiên cứu. Trong công nghiệp, ta dễ bắt gặp thấy kim cương được dùng làm mũi khoan, lưỡi cưa hoặc bột mài. Để đánh giá chính xác hơn về độ tinh khiết của kim cương ta có bảng phân loại độ tinh khiết của kim cương theo tiêu chuẩn 4C sau

Bảng phân loại độ tinh khiết để chọn ra viên kim cương đẹp nhất

Đường cắt (Cut) Trong ngành kim hoàn, kỹ thuật cắt kim cương không chỉ là một môn khoa học mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi tay nghề và trình độ của các nghệ nhân phải cực kỳ cao để cho ra một viên kim cương đẹp nhất với những đường cắt hoàn hảo, phô diễn vẻ đẹp tuyệt đối vốn có. Đây là yếu tố duy nhất không phụ thuộc vào bản chất của viên kim cương. Đường cắt không đơn giản là kích thước và hình dáng của viên kim cương mà còn là các góc và tỉ lệ sao cho cân đối nhất, độ bóng và các tác động đến độ phát sáng của nó. Điều này có nghĩa là nếu đường cắt kém, nông, tỉ lệ không chính xác thì viên kim cương cũng sẽ ít tỏa sáng hơn. Hiện nay khi nhu cầu mua bán trao đổi và sở hữu kim cương ngày càng cao thì những yếu tố để đánh giá kim cương ngày càng tăng lên. Cụ thể là tiêu chuẩn 5C và 6C bao gồm tiêu chuẩn 4C bên trên và Cost (Giá cả) và Certification (Giấy chứng nhận, kiểm định) Để được coi là một viên kim cương hoàn hảo và có giá trị nó phải trải qua một loạt các tiêu chí đánh giá, kiểm định khắt khe. Bởi vậy, khi bạn muốn tìm mua cho mình một viên kim cương, hãy xem xét các yếu tố trên đây để lựa chọn cho mình một viên kim cương đẹp nhất nhé!   Xem thêm:   Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA Độ tinh khiết ảnh hưởng tới chất lượng kim cương như thế nào Mẹo chọn mua kim cương theo nét cắt
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên

Kim cương thiên nhiên được mệnh danh là chúa tể của các loại đá quý bởi sự quý hiếm và vẻ đẹp vượt thời gian. Vậy bản chất kim cương thiên nhiên là gì? Nó có cấu tạo ra sao và điều gì làm nên giá trị vĩnh cửu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đá quý xa xỉ bậc nhất có giá trị liên thành này. Mang ý nghĩa “không thể phá hủy” trong tiếng Hy Lạp, Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon song song với than chì. Đây là loại khoáng sản có tính chất vật lý hoàn hảo, độ cứng cao và khả năng khúc xạ tốt nên được ứng dụng nhiều trong công nghiệp. Đặc biệt, chỉ khoảng 20% những viên đá có chất lượng tốt nhất, tinh khiết nhất được chế tác để tạo nên những kiệt tác trang sức không chỉ phụ nữ mà các quý ông trên hành tinh này đều khao khát. Nhưng những người có thể sở hữu một viên kim cương giá trị không nhiều, bởi vậy loại đá quý độc nhất vô nhị này luôn được xem là biểu tượng của vẻ đẹp tuyệt đối cũng như sự giàu có tối thượng.
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên

Chính sự quý hiếm bậc nhất nên số lượng kim cương nhân tạo được sản xuất ra với khối lượng gấp khoảng 4 lần so với kim cương thiên nhiên nhưng chủ yếu được dùng vào mục đích công nghiệp bởi chúng đều là những viên nhỏ và kém hoàn hảo. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ chế tạo đã có những phát triển vượt bậc, những viên kim cương nhân tạo có hình thức, chất lượng không thua gì kim cương thiên nhiên và rất khó nhận biết được bằng mắt thường. Lịch sử cho rằng kim cương đã được hình thành cách đây rất lâu, khoảng 1 tỉ đến 3,5 tỉ năm từ những khoáng vật có chứa carbon dưới nhiệt độ và áp suất cực cao ở sâu trong lòng đất. Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy vào thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên tại Ấn Độ. Đến thế kỷ 18, đây được coi là một “nguồn tài nguyên kim cương duy nhất”. Khi những mỏ này dần cạn kiệt, công cuộc tìm nguồn thay thế bắt đầu và nó đã gây ra cơn sốt khi hàng ngàn người tham gia tìm kiếm khai thác theo quy mô lớn, được biết đến đầu tiên là mỏ Kimberly - Nam Phi. Kim cương thiên nhiên được khai thác hầu hết là ở dạng thô và để trở thành một viên ngọc đẹp phải trải qua quy trình cắt mài hết sức tỉ mỉ dưới tay của các nghệ nhân kim hoàn lành nghề và dụng cụ cắt hiện đại. Phổ biến nhất hiện nay là 10 cách cắt để cho ra những viên kim cương lóng lánh với những hình thù đa dạng, cuốn hút: Kiểu tròn (Round/ Brilliant),  Kiểu vuông (Princess), Kiểu chữ nhật xếp tầng (Emerald), Kiểu hình vuông cắt góc (Asscher), Kiểu hạt thóc (Marquise), Kiểu Oval, Kiểu chữ nhật cắt góc (Radiant), Kiểu trái lê/giọt lệ (Pear), Kiểu trái tim (Heart), Kiểu chữ nhật tròn góc (Cushion).
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Các dạng cắt kim cương phổ biến

Về màu sắc (hay còn gọi là nước kim cương) được chia làm 2 loại: có màu và không màu. Kim cương không màu có thể có màu vàng, lục, nâu nhưng nhạt tới mức có thể coi là không màu và chiếm đại đa số. Kim cương có màu bao gồm màu vàng, màu nâu, màu xám có tông màu tối hơn và (hoặc) độ bão hòa màu cao hơn so với màu “Z” và tất cả kim cương có màu tự nhiên khác. Màu sắc trong tiêu chuẩn 4C là tiêu chí đánh giá mức độ trắng của một viên kim cương. Thế giới có nhiều cách phân cấp màu sắc của kim cương không màu, nhưng phổ biến hơn cả là bảng phân cấp theo chữ cái của GIA, bắt đầu bằng chữ D và kết thúc bằng chữ Z.
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Phân biệt màu sắc của kim cương theo tiêu chuẩn 4C

Những thông tin cơ bản về kim cương mà 24Cara cung cấp hy vọng phần nào giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về loại đá quý hiếm bậc nhất này, từ đó có cách nhận biết kim cương thật chính xác nhất.   Xem thêm: Chiêm ngưỡng những viên kim cương đắt nhất thế giới Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất 5 lý do kim cương sở hữu mức giá cực kỳ đắt đỏ
Back to Top