Search

Trang sức Cartier: Thương hiệu 170 năm đồng hành cùng Hoàng gia

TRANG SỨC CARTIER: THƯƠNG HIỆU 170 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG HOÀNG GIA

Cùng với lịch sử thương hiệu lâu đời là khả năng chế tác trang sức đá quý tinh xảo, thương hiệu trang sức Cartier nhận được sự ưu ái của Hoàng gia và giới mộ điệu trên toàn thế giới, từng được vua Edward của Vương quốc Anh khen tặng: “Trang sức của các vị vua - Vua của những mẫu trang sức” Lịch sử thương hiệu Huyền thoại Cartier được khởi nguồn từ cửa hiệu trang sức của người thầy Adolphe Picard trên đường Montorgueil, Paris, khi đó Louis François Cartier mới 28 tuổi. Được sự giúp đỡ của công chúa Mathilde - em họ của Hoàng đế Napoleon đệ III. Năm 1859, ông vinh dự được Hoàng hậu Eugenie đặt làm một ấm trà bằng bạc. Hơn thế nữa, kể từ khi thành lập Louis François Cartier nổi tiếng là người chiều lòng khách hàng trong từng thiết kế. Khởi đầu đầy thuận lợi giúp Cartier có được bệ phóng vững chắc. Đến năm 1874, con trai Alfred của Louis-François Cartier gia nhập công ty và quyết định mở rộng thương hiệu hiệu đồng hồ với đa dạng đồng hồ quả quýt, đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường. Vào cuối thế kỷ 19, thời trang thế giới đã có những thay đổi rõ rệt, phái nữ đã cởi mở hơn với những trang phục ngắn tay, kể từ đó, đồng hồ đeo tay trở thành món phụ kiện thời thượng để các quý cô khoe vẻ đẹp và sự quý phái của mình. Với mong muốn giữ gìn truyền thống của gia đình, Louis-François Cartier đã trao quyền quản lý công ty cho con trai Alfred. Tuy Alfred có công phát triển thương hiệu đồng hồ, nhưng mãi đến khi 3 người con trai của ông tiếp quản sự nghiệp gia đình, Cartier mới phát triển trở thành thương hiệu tầm cỡ thế giới. Năm 1904, phi công người Brazil Alberto Santos Dumont có phàn nàn với Cartier rằng, chiếc đồng hồ quả quýt bỏ túi rất bất tiện, nhất là khi láy máy bay. Ý tưởng đó đã giúp Cartier nhanh chóng cho ra đời mẫu đồng hồ đeo tay cho nam với viền vuông mạnh mẽ có tên Santos để thuận tiện hơn trong việc theo dõi giờ giấc.  Đó là chiếc đồng hồ nam đầu tiên và Cartier cũng được biết đến là nhà thiết kế đồng hồ dành cho phái mạnh đầu tiên trên thế giới. Dưới thời Louis, Cartier cũng cho ra đời nhiều mẫu đồng hồ nổi tiếng như đồng hồ mặt trong suốt, đồng hồ thời trang. Những năm 23-30/XX, Art Deco trở thành một trong những xu hướng nghệ thuật trang trí thời thượng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngoài đồng hồ, thương hiệu Cartier còn nổi tiếng là nhà chế tác trang sức kiệt xuất với những món trang sức được tạo nên từ sự đam mê, nguồn cảm hứng bất tận và nhanh chóng trở thành thương hiệu chế tác trang sức đá quý uy tín và nổi tiếng nhất thế giới. Nhà vua và công tước ở khắp nơi trên thế giới đã đến mua những món trang sức kim cương được lấy cảm hứng tân cổ điển của thương hiệu này. Để có được thành công như vậy là sự tâm huyết và tận tụy cống hiến tài năng và trí tuệ của rất nhiều thế hệ nhà Cartier. Vì vậy, thương hiệu trang sức Cartier không chỉ nhận được giấy chứng nhận của Hoàng gia Anh và các Hoàng gia trên toàn thế giới mà còn được ủng hộ, yêu mến của rất nhiều quý tộc và những người đam mê trang sức.
Trang sức Cartier: Thương hiệu 170 năm đồng hành cùng Hoàng gia

Sợi dây chuyền với đá Ruby đỏ châu Phi - Tuyệt tác trong BST Cartier Royal Collection

Những mẫu đồng hồ đeo tay mang phong cách Art Deco rất được ưa chuộng thời kỳ này. Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, Cartier cũng cho ra mắt những mẫu trang sức với các góc cạnh mạnh mẽ, cuốn hút. Nổi bật là bộ trang sức mang đậm phong cách phương Đông là Tutti Frutti (tạm dịch "mọi loại trái cây" trong tiếng Italy). Những mẫu trang sức Art Deco của Cartier thời kỳ này được xem là di sản của ngành chế tác trang sức. Khi chiến tranh thế giới thứ 2 bao trùm cả châu Âu, Cartier với tiếng nói mạnh mẽ của mình đã góp phần đắc lực của mình cho chiến tranh của Pháp quốc, biến văn phòng của mình trở thành nơi gặp gỡ của Thủ tướng Charles de Gaulle và quân đội Pháp, một bài phát biểu của tướng de Gaulle cũng được viết trong văn phòng này. Đồng thời cho ra mắt tác phẩm trâm cài áo “Caged Bird” ( Chim trong lồng) để phản đối chiến tranh. Năm 1944, sau khi chiến tranh kết thúc Cartier lại tiếp tục cho ra mắt tác phẩm “Free Bird” (Chim tự do) để kỷ niệm ngày Paris được giải phóng. Để tìm nguồn cảm hứng sáng tạo cũng như thu thập những loại đá quý thượng hạng nhất, Jacques Cartier đã đi khắp thế giới. Bởi vậy mà những tác phẩm của thương hiệu trang sức Cartier còn mang đậm dấu ấn văn hóa Á Đông hay Ai Cập cổ đại Năm 1964, thế hệ thứ 4 nhà Cartier tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên 6 năm sau, Cartier bị một nhóm các nhà đầu tư mua lại Thương hiệu trang sức Hoàng gia Được thành lập từ khá sớm với tài năng và sức sáng tạo tuyệt vời, Cartier luôn nhận được sự ủng hộ từ phía Hoàng gia Pháp, điển hình là Công chúa Mathilde - em họ Hoàng đế Napoleon III. Cartier từng nhận đơn đặt hàng chế tác 27 chiếc vương miện cho lễ đăng quang của vua Edward III và trong suốt thời gian trị vì vua Edward cũng đảm bảo Cartier là nhà cung cấp trang sức cho Hoàng gia Anh. Tiếp tục cho vinh dự đó là hàng loạt những đơn đặt hàng của Hoàng gia các như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Xiêm (Thái Lan), Hy Lạp, Serbia, Bỉ, Romania, Ai Cập và Albania. Năm 1956, Công nương Monaco Grace kelly cũng từng diện chiếc nhẫn cưới của Cartier do Hoàng tử Rainier tặng
Trang sức Cartier: Thương hiệu 170 năm đồng hành cùng Hoàng gia

Công nương xứ Monaco Grace Kelly và chiếc nhẫn Cartier do Hoàng tử Rainier tặng

Năm 2011, Cartier nhận đơn đặt hàng chế tác Vương miện cho Công nương Kate Middleton trong hôn lễ thế kỷ với Hoàng tử William. Trang sức Cartier: Thương hiệu 170 năm đồng hành cùng Hoàng gia Ngoài khách hàng thân thiết là Hoàng gia các nước trên thế giới, thương hiệu trang sức Cartier cũng nhận được sự yêu mến của rất nhiều ngôi sao và các minh tinh điện ảnh. Đáng nói nhất phải kể đến cô đào Marilyn Monroe từng trình bày ca khúc Cartier trong bộ phim Gentlement Prefer Blondes để nói về tầm ảnh hưởng của thương hiệu trang sức này. Ngày nay, với 200 của hiệu ở 125 quốc gia Cartier vẫn giữ vững phong độ là một trong những nhà chế tác trang sức và đồng hồ sang trọng và xa xỉ hàng đầu thế giới và khách hàng của Cartier luôn là những ngôi sao hàng đầu Hollywood như Charlize Theron hay Jennifer Lawrence…
Trang sức Cartier: Thương hiệu 170 năm đồng hành cùng Hoàng gia

Sợi dây chuyền dành cho vua Bhupinder Singh xứ Patiala năm 1928. Điểm nhấn là viên kim cương vàng De Beers 234 carat và 2930 viên kim cương trắng

 
10 sự thật bất ngờ về thương hiệu Louis Vuitton

10 SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ THƯƠNG HIỆU LOUIS VUITTON

Những sự thật bất ngờ dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được tại sao Louis Vuitton lại là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới. Những sản phẩm có giá trên trời nhưng vẫn được giới mộ điệu săn lùng. Louis Vuitton là thương hiệu thời trang với các sản phẩm đồ da nổi bật. Được thành lập năm 1854 từ cửa hàng chuyên bán các sản phẩm vali, rương du lịch. Nhờ những tài năng hiếm có và hướng đi sáng tạo, LV đã nhanh chóng vươn lên trở thành thương hiệu thời trang toàn cầu. Sự thành công đó không thể nằm ngoài những câu chuyện khiến thế giới phải ngưỡng mộ sau đây.
  1. Louis Vuitton từng là người đóng rương hòm và đóng gói đồ dùng cá nhân cho vợ của vua Pháp Napoleon (năm 1852)
Trước khi mở một cửa hàng cho riêng mình, Louis Vuitton là một thợ thủ công lành nghề chuyên đóng rương hòm có tiếng ở Monsieur Marechal. Với tài năng của mình, Louis Vuitton được mời về làm thợ đóng gói riêng phục vụ cho Hoàng hậu nước Pháp - nữ công tước Eugenie de Montijo. Được sự khẳng định của Hoàng hậu là người đóng gói đẹp nhất và tinh tế nhất, Louis Vuitton nhanh chóng tiếp cận được với nhiều khách hàng là hoàng gia và giới thượng lưu giúp sự nghiệp của ông ngày càng thuận lợi. Đây cũng là khởi đầu đầy thuận lợi cho sự nghiệp của Louis Vuitton sau này.      2. Logo chữ lồng LV quen thuộc trên hầu hết sản phẩm của thương hiệu Louis Vuitton Các sản phẩm, thành tựu của nhà mốt Louis Vuitton luôn được tạo thành từ niềm đam mê, sáng tạo và tâm huyết, trong đó phải kể đến họa tiết Damier. Tuy nhiên, kể từ khi thương hiệu Louis Vuitton có tiếng trên thị trường, các sản phẩm của thương hiệu bắt đầu có sự sao chép. Con trai của Louis Vuitton là Georges Vuitton đã sáng tạo ra họa tiết Monogram với 3 họa tiết hoa 4 cánh và logo chữ lồng LV để đánh dấu vị trí của thương hiệu. Họa tiết này sau đó được đăng ký bản quyền và trở thành biểu tượng huyền thoại của Louis Vuitton cho tới ngày nay.
10 sự thật bất ngờ về thương hiệu Louis Vuitton

Họa tiết LV monogram do con trai của Louis Vuitton là Georges Vuitton sáng tạo ra đến nay đã trở thành biểu tượng toàn cầu

    3. Những sản phẩm của Louis Vuitton, đặc biệt là túi xách LV không bao giờ giảm giá Những chiếc túi xách của LV luôn có một mức giá cao ngất ngưởng, nhưng độ nổi tiếng của thương hiệu, sự hoàn hảo trong chế tác và sự đơn giản và tinh tế trong phong cách thiết kế giúp chúng không bao giờ thôi thu hút được ánh mắt đam mê của giới yêu thời trang. Vậy nên cho dù không cần giảm giá, những chiếc túi ấy vẫn đều đặn được các “thượng đế” rinh về tay. Vậy nên, trên trang web online hay ngay tại cửa hàng, bạn sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy chiếc thẻ discount được treo trên bất kỳ chiếc túi xách nào.     4. Túi xách của LV được làm từ loại da cao cấp có khả năng chống nước và chống cháy Chất liệu da cao cấp được Louis Vuitton sử dụng cho các túi xách của mình chính là chất liệu Canvas và PVC. Chất liệu Canvas này có khả năng chống thấm nước còn PVC có khả năng chống cháy. Bởi thế, những túi xách của LV luôn có thời hạn sử dụng rất lâu, thiết kế đơn giản giúp túi LV không hề bị lỗi mốt theo năm tháng.     5. Túi Speedy Được ra mắt từ năm 1930, túi Speedy với vẻ đẹp đơn giản và tiện dụng nhanh chóng trở thành mặt hàng chủ đạo của thương hiệu Louis Vuitton. Ban đầu, chiếc túi này có thiết kế khá lớn để phục vụ cho mục đích du lịch, sau đó, chính yêu cầu của nữ diễn viên đồng thời là biểu tượng thời trang của Hollywood Audrey Hepburn là hãy thiết kế riêng cho cô một phiên bản mini của chiếc túi xách Speedy này. Cho đến hiện tại, Speedy có nhiều kích thước khác nhau và là một trong những chiếc túi được yêu thích nhất của thương hiệu này.
10 sự thật bất ngờ về thương hiệu Louis Vuitton

Túi Speedy với thiết kế đơn giản, thích hợp để sử dụng hàng ngày được các quý cô ưa chuộng.

    6. Những bài kiểm tra sản phẩm khắt khe đáng kinh ngạc Tất cả các sản phẩm của Louis Vuitton sau khi hoàn thành đều phải trải qua một quá trình tuyệt đối nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng để đến với kệ trưng bày tại các cửa hàng. Chúng được thả rơi tự do ở độ cao nhất định để kiểm tra độ bền, được chiếu tia cực tím để đảm bảo màu sắc sản phẩm không bị bay màu theo năm tháng, những chiếc khóa kéo được đóng mở liên tục để đảm bảo chúng hoạt động một cách trơn tru trước khi đến tay các “thượng đế”.     7. Tất cả túi xách của Louis Vuitton đều được làm thủ công bằng tay Sự nổi tiếng của Louis Vuitton đến từ sự tỉ mỉ và hoàn hảo. Thông thường, thời gian để thợ thủ công hoàn thành một chiếc túi là khoảng 1 tuần. Sau đó, chiếc túi sẽ được đem đi kiểm tra một cách chi tiết từng đường kim mũi chỉ. Nếu chiếc túi nào không đảm bảo yêu cầu sẽ bị hủy ngay lập tức. Vì thế, những chiếc túi LV cùng loại sẽ có đường chỉ khâu giống hệt nhau ở cùng một vị trí để đảm bảo các sản phẩm của LV luôn đồng nhất và hoàn hảo.
10 sự thật bất ngờ về thương hiệu Louis Vuitton

Các sản phẩm của Louis Vuitton đều được làm bởi tay của các thợ thủ công lành nghề nhất

    8. Những chiếc túi không đảm bảo yêu cầu, dù chỉ một chút đều bị hủy một cách triệt để Những sản phẩm bị lỗi trong quá trình kiểm tra nghiêm ngặt bên trên, hay những chiếc túi không bán được bị gửi trả lại xưởng đều bị đem đi tiêu hủy. Đây là cách mà thương hiệu hàng đầu sử dụng để duy trì sự đẳng cấp và giá trị của sản phẩm. Cũng chính vì lý do này mà cho dù sản phẩm không bán được, bạn cũng không hề thấy chúng được giảm giá.     9. Những sản phẩm của Louis Vuitton không bao giờ được treo mác Thực tế là có, nhưng những tem mác này thường được bỏ vào phong bì có kèm hóa đơn và đặt gọn gàng trong sản phẩm khi khách hàng đến mua hàng     10. Túi Louis Vuitton ở thị trường Trung Quốc có giá cao gấp đôi ở quê nhà nước Pháp. Ở thị trường đông dân mới nổi này, những vị khách hàng có tiền thường đam mê những túi xách hàng hiệu để thể hiện đẳng cấp và độ giàu có của mình. Có thể đó là lý do chính khiến túi xách LV ở thị trường này luôn cao gấp đôi so với giá tại Pháp. Bởi vậy, rất nhiều người Trung Quốc khi đi du lịch thường lựa chọn mua hàng tại các cửa hàng của LV ngay trên chính nước Pháp. Vừa không bị lo về đồ giả, lại có thể mua được món đồ yêu thích với giá thấp hơn rất nhiều.  
Thương hiệu Burberry: Hành trình trở thành niềm tự hào nước Anh

THƯƠNG HIỆU BURBERRY: HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH NIỀM TỰ HÀO NƯỚC ANH

Được thành lập từ khá sớm, thương hiệu Burberry hiện nay là một “ông lớn”của làng thời trang thế giới. Mang phong cách sang trọng, lịch thiệp, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Vương quốc Anh, trải qua nhiều thay đổi, Burberry vẫn là thương hiệu thời trang được lòng giới mộ điệu toàn thế giới. Quá trình thành lập Năm 1856, có một chàng trai với niềm đam mê và hoài bão, mong muốn tạo nên những chiếc áo khoác tiện dụng và phong cách. Anh mở một cửa hàng nhỏ ở Basingstoke, Hampshire, Anh quốc để cung cấp các loại áo mưa, áo chống thấm nước với phom dáng kiểu cách được nhiều người ưa chuộng. Chàng trai đó là Thomas Burberry và cửa hàng nhỏ đó chính là tiền thân của của thương hiệu Burberry nổi tiếng thế giới hiện nay.
Thương hiệu Burberry: Hành trình trở thành niềm tự hào nước Anh

Thomas Burberry - Cha đẻ của thương hiệu Burberry danh tiếng

Đến năm 1891, Burberry có cửa hàng đầu tiên tại London. Năm 1895, Thomas Burberry cho ra đời dòng áo khoác “Tielocken” - kiểu áo khoác dáng dài, cổ vest và có đai lưng rất được lòng phái nam bởi sự lịch lãm và phù hợp với nữ giới khi khoác ngoài những chiếc váy kiều diễm khi trời lạnh hoặc dùng cho các chuyến đi xa. Kiểu áo khoác này đã tạo nên thành công bước đầu cho Thomas Burberry cũng như thương hiệu của ông. Năm 1901, Burberry tạo nên một dấu ấn đậm nét hơn nữa bằng việc thiết kế ra logo cho thương hiệu của mình. Đó là hình ảnh một hiệp sĩ mặc áo giáp cưỡi ngựa đại diện cho sự chính trực và được bảo vệ, trên tay có cầm một lá cờ in chữ latin “Prorsum” có nghĩa là “tiến lên” với mong muốn sự lớn mạnh và đổi mới vững chắc của thương hiệu Phong cách thời trang cốt lõi tạo nên giá trị của thương hiệu chính là chất liệu vải gabardine đã được đăng ký độc quyền cùng với họa tiết kẻ sọc caro đơn giản nhưng độc đáo và không kém phần trang nhã. Họa tiết này còn được gọi là “novacheck” hay “Burberry check” với 4 màu be đen, trắng và đỏ đã xuất hiện đầu tiên trên viền áo của sản phẩm áo khoác trendcoat vào năm 1924. Đây thực sự là họa tiết nổi bật và phổ biến trên thế giới mà ta thường thấy trên ô, khăn quàng và vali Với đặc tính của vải gabardine, Burberry đã thiết kế riêng những bộ trang phục giữ ấm cho sĩ quan, nhà thám hiểm và các nhà leo núi. Chỉ trong một thời gian ngắn, khả năng chống lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt của loại vải này đã mang về thành công vang dội cho Burberry
Thương hiệu Burberry: Hành trình trở thành niềm tự hào nước Anh

Áo khoác “Tielocken” và họa tiết caro có mặt trên các sản phẩm của hãng

Sự bùng nổ thế chiến thứ nhất khiến nhiều thương hiệu khi đó lao đao vì khan hiếm nguồn nguyên liệu và tài chính, song đó lại là cơ hội cho Burberry khi hãng được Hoàng Gia Anh chọn là nơi cung cấp trang phục cho quân đội. Điều này giúp Burberry dễ dàng vượt qua thời kỳ loạn lạc đồng thời danh tiếng còn vươn ra khỏi biên giới của xứ sở sương mù. Những thành công vang đội của, những đóng góp lớn cho ngành thời trang thế giới đem lại danh tiếng và niềm tự hào cho nước Anh, thương hiệu Burberry nhận được sự công nhận của Hoàng gia Anh vào năm 1955 và 1989 được trao bởi Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và Hoàng tử xứ Wales. Phong cách thiết kế Bước sang thế kỷ XXI, độ phủ sóng và danh tiếng của hãng thời trang nước Anh nổi tiếng toàn cầu. Các sản phẩm của hãng không chỉ dừng lại ở ngành thời trang quần áo, giày dép, Burberry tung ra thị trường rất nhiều các sản phẩm đồng hồ, nước hoa, phụ kiện...với chất lượng tuyệt đối hoàn hảo. Để đáp ứng đa dạng đối tượng khách hàng, Burberry phân chia thành 3 dòng sản phẩm. Burberry Prorsum là dòng sản phẩm cao cấp nhất của hãng, với các mẫu thiết kế được trình diễn tại London Fashion Week, được sản xuất giới hạn và có mức giá cao. Burberry London là dòng sản phẩm thời trang công sở, thanh lịch hướng đến các tín đồ thời trang đòi hỏi hình thức chuẩn mực. Burberry Brit là các sản phẩm thông dụng, dạo phố với giá cả phải chăng. Riêng với dòng sản phẩm Trenchcoat là di sản của thương hiệu Burberry, được phân biệt thành 2 dòng hàng: Heritage là các thiết kế cổ điển, chứa đựng lịch sử 100 năm  thương hiệu; Seasonal là các kiểu mẫu hiện đại và được đổi mới dựa trên nền tảng truyền thống, nhưng vẫn đáp ứng được các xu hướng từ màu sắc, họa tiết đến chất liệu. Gương mặt đại diện
Thương hiệu Burberry: Hành trình trở thành niềm tự hào nước Anh

Emma Watson - gương mặt đại diện sáng giá của thương hiệu Burberry

Với danh tiếng lừng lẫy trong làng thời trang, gương mặt đại diện cho thương hiệu Burberry thường là những gương mặt sáng giá trong giới nghệ thuật như diễn viên Emma Waston, siêu mẫu Kate Moss, diễn viên Rachel Weisz, siêu mẫu Gemma Ward hay con trai của vợ chồng người nổi tiếng Beckham và Victoria Trải qua hơn 150 năm thăng trầm, Burberry vẫn đứng vững và ngày càng lớn mạnh, trở thành tượng đài của thời trang thế giới và là niềm tự hào của nước Anh  
Lịch sử thương hiệu DSquared2

LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU DSQUARED2

Mới thành lập cách đây không lâu, song những gì mà thương hiệu DSquared2 đóng góp cho làng thời trang thế giới là không thể đong đếm được. Thương hiệu DSquared2 do 2 anh em sinh đôi là Dean và Dan Caten thành lập năm 1995. Sinh ra tại  vùng Willowdale thuộc thành phố Toronto (Canada). Năm 1983, họ tới New York - một trong 5 kinh đô thời trang của thế giới để theo đuổi ước mơ lụa là của mình.
Lịch sử thương hiệu DSquared2

Anh em sinh đôi Dan & Dean Caten - Nhà sáng lập thương hiệu DSquared2

Năm 1995 sự ra đời BST đầu tay mang tên Homesick Canada Collection của anh em nhà Caten. Hoàn toàn nằm ngoài dự kiến, bộ sưu tập gây được tiếng vang lớn thu hút sự chú ý của truyền thông, giới mộ điệu và người mua hàng khắp thế giới. Triết lí của Dsquared2 là sự pha trộn sắc nét giữa hình tượng của Canada, kĩ thuật may đo tinh tế của Ý và một sự cảm thụ vui tươi. Các bộ sưu tập là một chuỗi các sự tương phản lồng ghép: thể thao và quyến rũ, thoải mái và ngông cuồng hay mạnh mẽ nhưng cũng rất nữ tính, tất cả tạo nên một khái niệm đặc trưng mới về sự sang trọng. Dean và Dan Caten sau này sống giữa hai thành phố Milan và London, các bộ sưu tập của Dsquared2 hầu hết được sản xuất tại Ý, chính điều này đã tạo nên phong cách rất riêng của thương hiệu: “Sinh ra tại Canada, sống ở London và sáng tạo ở Ý”. Hiện nay, doanh số của Dsquared2 ước tính khoảng hơn 210 triệu Euro mỗi năm, với mô hình kinh doanh không chỉ tập trung vào thời trang nam như ban đầu, mà còn phát triển ở dòng hàng thời trang nữ, phụ kiện, quần áo trẻ em, mắt kính và nước hoa, cùng với một nhà hàng cao cấp Ceresio 7 ở thủ đô Milan. Sau thành công đầu tiên năm 1995, thương hiệu DSquared2 đã có cơ hội hợp tác với nhiều tượng đài âm nhạc điển hình như Madona hay Christina Aguilera giúp thương hiệu trở thành một xu hướng, một hiện tượng toàn cầu. “Chúng tôi thật sự trân trọng tinh thần và sự hỗ trợ từ những người nổi tiếng mà Dsquared2 có cơ hội hợp tác” - Dan cho biết. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thời trang và âm nhạc là yếu tố không thể thiếu của DSquared2. Kể từ khi thành lập, các mẫu thiết kế của DSquared2 đã tạo được sức hút lớn đối với các ngôi sao như Lenny Kravitz, Justin Timberlake, Ricky Martin, Nelly Furtado, Simon Webbe và Robbie Williams. Nhưng để có được sự ái mộ vô điều kiện này, cũng như một dấu ấn không thể xóa nhòa trong giới showbiz thì anh em nhà Caten phải dành lời cảm ơn sâu sắc đến tượng đài âm nhạc đương đại là Madonna. Ở thời điểm mới nổi của sự nghiệp, Dsquared2 đã lọt vào mắt xanh của Madonna. Nữ hoàng nhạc pop đã tin tưởng giao cho thương hiệu DSquared2 phụ trách thiết kế hơn 150 bộ trang phục cho cô và các vũ công trong MV ca nhạc “Don’t Tell Me” và tour lưu diễn Drowned World Tour năm 2002. Nhờ đó, danh tiếng Dsquared2 lên như diều gặp gió kéo theo là những cuộc hợp tác đình đám điển hình là Rihanna, Britney Spears, Fergie, Michael Bublé, Justin Bieber, Beyoncé hay Nick Jonas.
Lịch sử thương hiệu DSquared2

Tượng đài âm nhạc Madonna - Người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và mở rộng tầm ảnh hưởng của DSquared2

Ngoài kinh doanh thời trang trong lĩnh vực âm nhạc, DSquared2 còn lấn sân sang lĩnh vực thể thao. Những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng thế giới như Juventus, Barcelona và Manchester City đều đã từng hợp tác cùng Dsquared2 để tài trợ đồng phục chính thức ngoài sân cỏ. Ấn tượng hơn cả là đồng phục cho toàn đội Canada trong Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Rio de Janeiro năm 2016. Chính bởi sự nổi tiếng, ngay từ khi đặt chân tới Việt Nam, DSquared2 đã khiến không chỉ showbiz Việt và cả giới đam mê thời trang nước Ý vui mừng. DSquared2 nhận định, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng ở châu Á sau các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Macao.  
Lịch sử 30 năm thành lập thương hiệu Dolce&Gabbana

LỊCH SỬ 33 NĂM THÀNH LẬP THƯƠNG HIỆU DOLCE&GABBANA

Thương hiệu Dolce&Gabbana (D&G) nổi tiếng là thương hiệu “cứng đầu”, ba mươi năm qua thế giới đã chứng kiến sự thành công đặc biệt của một thương hiệu Ý không bao giờ chạy theo xu hướng. Đó là kết quả của sự cầu toàn của Dolce và sở thích đương đầu với thách thức của Gabbana - đứa con tinh thần được hình thành từ sự đối lập trong tính cách, ngoại hình và kinh nghiệm thời trang vững vàng của cả hai khiến thương hiệu mang nét đặc trưng riêng biệt.
Lịch sử 30 năm thành lập thương hiệu Dolce&Gabbana

Hai nhà sáng lập thương hiệu Dolce&Gabbana là Domenico Dolce và Stefano Gabbana

Trong quá trình thành lập, con đường mà D&G đi qua không hề bằng phẳng, ngược lại rất nhiều chông gai và thử thách. Ngay từ bộ sưu tập đầu tiên khi vừa ra mắt đã vô cùng khó khăn, D&G phải nhờ tới những người mẫu nghiệp dư là bạn của 2 nhà sáng lập đi catwalk cho show thời trang của mình tại Milan. Trải qua những khó khăn về tài chính và sự khắt khe của giới phê bình, mãi tới bộ sưu tập thứ 4, những thiết kế của D&G mới được công chúng đón nhận. Cũng bắt đầu từ đây, danh tiếng của thương hiệu mới thực sự trở nên nổi bật, danh tiếng bắt đầu vươn ra khỏi biên giới nước Ý.Trên hành trình nhiều thăng trầm, thương hiệu Dolce&Gabbana đã xây dựng nên một tên tuổi không chỉ gắn liền với thời trang mà còn là sự trân trọng, yêu thương mà cặp đôi nhà thiết kế Domenico Dolce và Stefano Gabbana dành cho vùng quê Sicily thơ mộng. Những hình ảnh quảng cáo luôn tái hiện một cách chân thật cuộc sống rộn ràng, vui tươi ở đất nước hình chiếc ủng xinh đẹp. Lịch sử 30 năm thành lập thương hiệu Dolce&Gabbana Được thành lập năm 1985 tại Legnano bởi 2 nhà thiết kế Domenico Dolce và Stefano Gabbana. Đến năm 1989, bộ sưu tập thứ tư với mẫu váy Sicilian mới thực sự gây được tiếng vang trong thế giới thời trang, được những nhà phê bình và công chúng đón nhận một cách đúng đắn. Cũng trong năm 1989, hai nhà sáng lập quyết định ra mắt dòng đồ lót và đồ bơi do hãng tự thiết kế và sản xuất. Năm 1990, thương hiệu Dolce&Gabbana mở rộng sang thị trường thời trang nam và bắt đầu thiết kế những chiếc váy dạ hội và những sản phẩm sang trọng và cao cấp hơn. Năm 1991, khi Madonna bất ngờ diện mẫu corset đính đá quý, khoác ngoài là chiếc jacket của thương hiệu này đến tham gia buổi công chiếu bộ phim tài liệu về cuộc đời bà Truth or Dare: In Bed with Madonna, D&G bắt đầu lọt vào xanh của nhiều ngôi sao nổi tiếng như Gisele Bundchen, Monica Bellucci, Isabella Rossellini… Đến năm 1993, D&G nhận được đơn đặt hàng 1.500 mẫu phục trang cho tour diễn Girlie Show của Madonna. Năm 1994, mẫu áo jacket ngực đôi của nhà D&G được đăng ký tên thương mại là La Turlington, theo tên người mẫu Christy Turlington đã biểu diễn mẫu thiết kế này. Tháng 2/2007, D&G bị chỉ trích dữ dội vì hình ảnh quảng cáo một cô gái bị người đàn ông ghìm xuống trong khi một nhóm người đang đứng ngoài nhìn chăm chú. Mẫu quảng cáo này hiện bị cấm trên toàn thế giới. Về phong cách thiết kế, mỗi bộ sưu tập của hãng đều như một bộ phim điện ảnh đầy kịch tính bởi chất nghệ thuật cùng nguồn cảm hứng thiết kế bất tận của 2 nhà thiết kế. Mặc dù được thành lập tại Milan, song những màu sắc trong thiết kế của nhà mốt lại không có vẻ tinh tế, đoan trang của tầng lớp quý tộc châu Âu, ngược lại, mỗi thiết kế đều mang vẻ đẹp lộng lẫy và vô cùng hào nhoáng khiến người ta phải choáng ngợp.
Lịch sử 30 năm thành lập thương hiệu Dolce&Gabbana

Bộ sưu tập những chiếc đầm suông hào nhoáng của thương hiệu Dolce&Gabbana

Đặc biệt, trong những bộ sưu tập gần đây, với thiết kế phóng khoáng hơn trong những bộ đầm suông nhưng điểm nhấn trên những bộ thiết kế luôn là những chi tiết cầu kỳ và xa xỉ. Cho dù chặng đường đến với thành công gặp rất nhiều gian nan, nhưng bằng sự đam mê và ý chí đương đầu với khó khăn, thương hiệu Dolce&Gabbana vẫn luôn mạnh mẽ vượt qua và từng bước khẳng định tên tuổi của mình trong làng thời trang thế giới.            
Lịch sử hơn 160 năm vươn lên đỉnh cao của thương hiệu Louis Vuitton

LỊCH SỬ HƠN 160 NĂM VƯƠN TỚI ĐỈNH CAO CỦA THƯƠNG HIỆU LOUIS VUITTON

Được mệnh danh là tượng đài của giới thời trang thượng lưu tại Pháp, thương hiệu Louis Vuitton với hành trình hơn 160 năm đã trải qua những thăng trầm, bứt phá để trở thành thương hiệu thời trang có giá trị và đáng khao khát nhất thế giới. Với 13 xưởng sản xuất, 1 trung tâm giao nhận quốc tế, hơn 460 cửa hàng độc quyền trên 50 quốc gia và 10.000 nhân viên các cấp. Louis Voitton xứng đáng là thương hiệu sang trọng bậc nhất và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong làng thời trang thế giới. Được thành lập năm 1854 tại Paris và mang tên chính cha đẻ của mình là Louis Vuitton. Louis Vuitton (04/08/1821 - 27/3/1892) là con trong một gia đình theo nghề mộc tại miền Đông nước Pháp. Cha mẹ mất sớm, năm 14 tuổi Louis Vuitton vượt chặng đường dài từ quê nhà đến với kinh đô Paris, làm đủ mọi nghề để có chi phí trang trải cuộc sống và học việc. Bằng sự thông minh, khéo léo và cần mẫn của mình, ông trở thành thợ thủ công lành nghề trong một xưởng chuyên sản xuất rương, hòm đựng hành lý có tiếng tại Monsieur Marechal. Đến năm 1854, ông quyết định thành lập nên một thương hiệu cho riêng mình. Đó là sự khởi đầu của một câu chuyện về đế chế thời trang hùng mạnh, xa xỉ và được các thế hệ của ông khắc họa như một hiện tượng văn hóa kỳ thú trong hơn 160 năm qua. Logo chữ lồng LV cũng dần dần trở thành biểu tượng của thời trang thế giới.
Lịch sử hơn 160 năm vươn lên đỉnh cao của thương hiệu Louis Vuitton

Louis Vuitton (04/08/1821 - 27/3/1892) - cha đẻ của thương hiệu Louis Vuitton danh giá

Năm 1987, thương hiệu Louis Vuitton đã kết hợp cùng 2 ông lớn trong lĩnh vực hàng xa xỉ là Moet Chandon và Hennessy bắt tay nhau thành lập nên tập đoàn Moet Hennessy Louis Vuitton, viết tắt là LVMH Được biết đến đầu tiên là một cửa hàng chuyên sản xuất vali, túi xách du lịch dành cho đối tượng là các đại gia giàu có và cho đến nay, dưới sự chỉ đạo của giám đốc sáng tạo Marc Jacobs, Louis Vuitton đã mở rộng ra thành một thương hiệu thời trang đa dạng hơn bao gồm quần áo, túi xách, giày da, đồng hồ và trang sức. Nhưng sau gần 2 thế kỷ, điều gì làm nên một Louis Vuitton xa hoa như vậy? Điều gì khiến việc sở hữu một món đồ của Louis Vuitton là một tuyên ngôn cho đẳng cấp và quyền lực? Câu trả lời chỉ có thể là chất lượng. Một sản phẩm Louis Vuitton chính hãng có thể tồn tại bất chấp thời gian hoặc một sự tác động nào bởi chúng được làm từ những chất liệu bền bỉ nhất. Sự tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ cũng làm nên sự hoàn hảo từng chi tiết. Có thể bạn không tin, nhưng chất liệu vải mà Louis Vuitton sử dụng còn có thể chống thấm nước và chống cháy mà bạn không thể tìm được trong bất kỳ loại vải hay sản phẩm nào khác. Không chỉ vậy, chất lượng mà Louis Vuitton mang đến còn đi cùng với phong cách thời thượng và không dễ bị phai nhạt theo thời gian. Một chiếc túi Louis Vuitton cho đến nhiều năm sau vẫn sẽ là một phụ kiện thời trang bất hủ. Lịch sử hơn 160 năm vươn lên đỉnh cao của thương hiệu Louis Vuitton Với phương châm “Sang trọng, tao nhã, sáng tạo và đậm chất nghệ thuật cuộc sống” của tập đoàn Moet Hennessy Louis Vuitton, Louis Vuitton luôn phải đảm bảo các giá trị cốt lõi trong từng sản phẩm: Luôn đổi mới, sáng tạo và hướng đến sự hoàn hảo trong từng chi tiết để mỗi sản phẩm đến tay các “thượng đế” đều phải là những cực phẩm. Chính vì quá nổi tiếng nên sự nỗ lực phát triển của thương hiệu Louis Vuitton luôn đi kèm với công cuộc chống nạn hàng giả hàng nhái. Chớ trêu thay, Louis Vuitton vẫn là thương hiệu bị làm giả nhiều nhất trên thế giới và chỉ khoảng 1% sản phẩm là hàng chính hãng. Năm 1896, Louis Vuitton cho ra đời mẫu hoa văn Monogram Canvas với họa tiết là những bông hoa và ngôi sao bốn cánh, chữ lồng LV và đăng ký quyền sáng chế trên toàn thế giới. Những họa tiết này cuối cùng cũng đã thành công trong việc ngăn chặn vấn nạn hàng nhái hàng giả. Logo chữ lồng LV được hình thành từ nguồn cảm hứng tự do và khao khát chinh phục trái tim hàng triệu tín đồ thời trang thế giới. Sự quyến rũ chết người đến từ các sản phẩm thương hiệu này đã trở thành niềm tự hào và lối sống xa hoa tinh tế của Paris, đồng thời là biểu tượng của sự xa xỉ, hào nhoáng và niềm đam mê bất tận của thời trang.
Lịch sử hơn 160 năm vươn lên đỉnh cao của thương hiệu Louis Vuitton

Họa tiết Monogram và logo chữ lồng LV huyền thoại xuất hiện trên rất nhiều sản phẩm của nhà mốt này

Không giống với các trường hợp khác, các thương hiệu thường bị suy yếu đi khi mở rộng còn thương hiệu Louis Vuitton lại ngày càng lớn mạnh khi mở rộng thị trường của mình. Những sản phẩm của Louis Vuitton có mặt ở khắp mọi nơi, từ những đường phố ở Paris, đại lộ ở New York, London hay các thị trường Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore...Một phần của sự nổi tiếng này chính là nhờ những nhân vật nổi tiếng như Nữ hoàng Eugénie, minh tinh điện ảnh Audrey Hepburn hay Jennifer Lopez là đại sứ thương hiệu lừng lẫy tạo cho thương hiệu này danh tiếng nhất định. Bên cạnh đó, những chiếc túi xách của Louis Vuitton cũng được rất nhiều ngôi sao hàng đầu thế giới ưa chuộng. Mỗi mùa, Louis Vuitton chỉ sản xuất có giới hạn các loại túi xách, và để được sở hữu một chiếc túi xách của thương hiệu này, bạn phải đặt hàng tại các cửa hiệu lớn và chờ đợi vài tháng, thậm chí cả năm mới được sở hữu chúng. Để phát triển được như ngày nay, Louis Vuitton cũng từng trải qua những khó khăn, thăng trầm. Nhưng những yếu tố đó lại trở thành động lực để thương hiệu này ngày càng bứt phá, lớn mạnh, trở thành biểu tượng của đam mê và danh vọng, được hàng triệu tín đồ thời trang khắp thế giới ao ước. Và chúng tôi tin rằng, thương hiệu Louis Vuitton sẽ không dừng lại ở đó mà ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa. 24Cara_team  
Lịch sử 30 năm thương hiệu Christian Louboutin

LỊCH SỬ 30 NĂM THƯƠNG HIỆU CHRISTIAN LOUBOUTIN

Chỉ chưa tới 30 năm bước chân vào thị trường thời trang, thương hiệu Christian Louboutin đã có chỗ đứng vững chắc và tạo ra một làn sóng mới trong ngành thời trang. Từ đường phố cho đến thảm đỏ, giày Louboutin đế đỏ huyền thoại luôn là lựa chọn số 1 để nâng niu đôi chân của các quý bà quý cô hiện đại Được thành lập năm 1991 bởi Christian Louboutin tại Paris của Pháp. Ra đời muộn hơn các thương hiệu thời trang xa xỉ khác, xong những thiết kế giày cao gót của Louboutin đã trở thành huyền thoại được mọi phụ nữ khao khát. Không chỉ bởi Louboutin mang đến sự khác biệt, mà đó còn là sự đẳng cấp về chất lượng, về bàn tay tài hoa của chính Louboutin và các nghệ nhân lành nghề của công ty này. Kể từ khi thành lập, giày Louboutin chưa có thương hiệu đế đỏ như hiện tại. Trong một lần tình cờ, Christian Louboutin muốn làm mới đôi giày Pensée của mình và thấy cô thư ký bên cạnh đang sơn móng tay màu đỏ. Ông liên dùng màu sơn đó để quét lên phần đế chiếc giày. Thật ngạc nhiên là nó tạo nên sự khác biệt và vô cùng quyến rũ. Kể từ đó thương hiệu giày đế đỏ được ra đời. Đó là khoảng thời gian sau 2 năm Louboutin được thành lập.
Lịch sử 30 năm thương hiệu Christian Louboutin

Christian Louboutin - Cha đẻ của thương hiệu giày đế đỏ huyền thoại

Được khẳng định là đế chế của giày đế đỏ. Song với sự phát triển vượt bậc, năm 2003, thương hiệu mở rộng thêm ngành sản xuất túi xách và ví Và rất nhanh chóng, thương hiệu Christian Louboutin được xếp đầu bảng trong các thương hiệu sang trọng nhất trong 3 năm liền 2007, 2008 và 2009. Đó chính là giải thưởng tuyệt vời nhất để cổ vũ và là động lực để thương hiệu Christian Louboutin sẽ ngày càng vươn xa hơn nữa. 2011: Thương hiệu Christian Louboutin cho ra đời bộ sưu tập giày dép đầu tiên dành cho nam giới. Kỷ niệm 20 năm thành lập bằng quyển sách cùng tên và trở thành thương hiệu giày được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng. Năm 2012, Christian Louboutin hợp tác với Batallure Beauty LLC cho ra mắt dòng sản phẩm Christian Louboutin Beauté và bắt đầu tấn công thị trường mỹ phẩm. Cùng năm , thương hiệu cho ra mắt ứng dụng tiện ích trên iPhone cho phép người dùng xem các bộ sưu tập, video, tạo danh mục sản phẩm, tìm cửa hàng… Năm 2014, Christian Louboutin Beauté giới thiệu dòng sản phẩm sơn móng tay với nhiều sắc độ màu đỏ bắt mắt tên Rouge Louboutin tại cửa hàng Saks Fifth Avenue ở New York và 15 cửa hàng khác trên toàn nước Mỹ. Về phong cách thiết kế, những đôi giày đế đỏ mà Louboutin tạo ra được gọi là “sammy red-bottoms” với mong muốn mọi phụ nữ đều trở nên quyến rũ và tự tin hơn khi mang giày cao gót để đôi chân có thể trở nên dài thẳng và cân đối nhất có thể. Louboutin luôn muốn tạo ra những dấu ấn riêng, vì thế những thiết kế của hãng luôn có màu đỏ thuần dưới đế giày tượng cho sức mạnh và sự quyến rũ tối thượng của phái đẹp. Nên cho dù đôi giày đó mang màu đen thuần túy, màu trắng tinh khiết, họa tiết lấp lánh hay đinh gai của văn hóa phương Đông thì dưới đế giày luôn là một màu đỏ tươi bắt mắt. Lịch sử 30 năm thương hiệu Christian Louboutin Đam mê khám phá những vùng đất và nền văn hóa mới với đôi mắt tinh tế và cái nhìn nghệ thuật với thế giới xung quanh là nguồn cảm hứng bất tận cho những thiết kế của Christian Louboutin. Đó chính là lí do khiến sản phẩm của Louboutin không bao giờ làm các tín đồ thời trang thất vọng bởi chất liệu độc đáo, kiểu dáng sáng tạo thu hút và sự kết hợp màu sắc đầy tính nghệ thuật. Nếu bước chân huyền thoại đầy năng lượng của  nữ ca sĩ, vũ công Tina Turner hay sự quý phái và lôi cuốn tỏa ra từ những màn trình diễn của Dita von Teese làm nên sức hút đặc biệt cho những đôi giày Louboutin trên sân khấu thì nhà điêu khắc Ai Cập hay những nhà thiết kế trường phái haute couture của Pháp lại tạo nên chất lượng cho những đôi giày bởi sự tỉ mỉ, gắt gao trong từng công đoạn thủ công. Giày Christian Louboutin nổi tiếng với độ cao nổi bật nhưng vẫn tạo cho người đi cảm giác chắc chắn. Những đôi giày của hãng thường có chiều cao từ 12cm trở lên giống như chính Christian Louboutin đã nói: “Tôi muốn đem đến cho phụ nữ những đôi chân dài miên man, và thiết kế những đôi giày cao gót là điều mà tôi có thể làm”. Bên trong mỗi đôi giày luôn được dòng chữ “Christian Louboutin Paris” với phông chữ đã được đăng ký bản quyền khiến cho thương hiệu thêm đắt giá và khác biệt. Mặc dù mới thành lập không lâu nhưng thương hiệu Christian Louboutin lại có sức ảnh hưởng lớn với nền thời trang thế giới khiến thương hiệu không ngần ngại mở rộng phạm vi, khẳng định sự độc quyền của những chiếc giày đế đỏ vào năm 2007 để bảo đảm rằng thương hiệu không thể bị làm nhái. Từ đó đến nay, Christian Louboutin không ngừng cải tiến những sản phẩm của mình như những thiết kế trong suốt, những cánh hoa nhẹ nhàng điểm xuyết, tuy vậy, màu đỏ quyền lực đại diện cho chất lượng cao cấp của thương hiệu luôn được đảm bảo là giá trị cốt lõi nhất. Thương hiệu Christian Louboutin cũng thiết kế những chiếc váy dạ tiệc với dây đai ngọc, nơ, họa tiết da và lông chim để phù hợp với đôi giày nổi tiếng của mình. Mới đây nhất, dòng sản phẩm làm đẹp và đặc biệt bộ sưu tập son high-end Louboutin đã tạo nên cơn sốt toàn thế giới như điều mà những chiếc giày đế đỏ đã làm trong suốt thời gian qua.
Lịch sử 30 năm thương hiệu Christian Louboutin

Son Christian Louboutin làm phái đẹp trên thế giới điên đảo

       
Thương hiệu đồ da trăm năm tuổi mang tên Gucci

THƯƠNG HIỆU ĐỒ DA TRĂM NĂM TUỔI MANG TÊN GUCCI

Từ một cửa hàng kinh doanh đồ da nhỏ ở vùng Florence (Italy) đến thương hiệu Gucci vang danh toàn cầu là cả hành trình dài hàng thế kỷ với biết bao khó khăn và thăng trầm gắn liền với lịch sử thế giới hiện đại. Nhắc đến thương hiệu Gucci không ai là không biết, từ trang sức, túi xách đến quần áo đều là những món đồ được toàn thế giới ưa thích và khao khát có được. Nó xuất hiện khắp nơi từ những trang tạp chí, phụ kiện thể hiện đẳng cấp của các ngôi sao hay trong tủ đồ của bất kỳ ai đam mê thời trang. Xong con đường đi đến thành công như hiện tại không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, mà đó là cả một sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ qua hàng trăm năm. Với niềm đam mê đồ da cùng với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại khách sạn Savoy (London), Guccio Gucci say mê với những sản phẩm được thiết kế tinh xảo, mang tính thẩm mỹ cao mà những quý tộc và giới thượng lưu Anh. Ông đã mang những tinh hoa ấy trở về Ý để cùng kết hợp với những bàn tay tài hoa của nghệ nhân vùng Tuscan tạo nên những tác phẩm đồ da có một không hai. Đó là năm 1921 và thương hiệu đồ da mang tên Gucci ra đời.
Thương hiệu đồ da trăm năm tuổi mang tên Gucci

Cha đẻ của thương hiệu đồ da Gucci - Guccio Gucci

Được mang tên chính cha đẻ của mình, thương hiệu Gucci từng bước từng bước lớn mạnh và làm chao đảo thế giới thời trang toàn cầu. Logo 2 chữ G lồng vào nhau được lấy từ tên viết tắt của Guccio Gucci giờ đây đã trở thành dấu hiệu nổi bật, là “vương miện” trong lòng những người đam mê với thời trang. Vinh quang là thế, xong trong quá khứ Gucci cũng trải qua vô vàn những thăng trầm mà số ít người có thể hiểu được. Là thương hiệu đồ da mới mẻ, kể từ khi ra đời các sản phẩm của Gucci từ túi, vali, giày, găng tay, thắt lưng, ví được đánh giá cao bởi sự sáng tạo và tính thẩm mỹ, chiều lòng rất nhiều những vị khách hàng khó tính nên nhanh chóng đạt được thành công lớn và có vị trí tương đối vững chắc trong giới thời trang châu Âu lúc bấy giờ. Trong thế chiến thứ 2 cùng với chế độ độc tài phát xít ở Italy khiến nguồn cung nguyên liệu gặp khó khăn, thiếu thốn, Gucci đã trở thành công ty vừa thiết kế sản phẩm vừa cung cấp nguyên liệu. Cùng thời điểm này những thiết kế với logo 2 chữ G trở nên phổ biến hơn cùng với dải ruy băng 3 sọc xanh lá - đỏ- xanh lá lấy cảm hứng từ đai yên ngựa đã thành công vang dội, trở thành biểu tượng độc quyền của thương hiệu Gucci nổi tiếng thế giới. Năm 1947, Gucci đưa ra thị trường mẫu túi xách với phần quai làm bằng thân tre độc đáo gây được tiếng vang lớn Năm 1953, Guccio Gucci qua đời là một sự mất mát lớn cho thương hiệu. Aldo, Vasco, Ugo và Rodolfo là 4 người con trai của ông đã kế thừa cha mình tiếp tục phát triển thương hiệu. Đây cũng là năm Gucci khai trương cửa hiệu tại New York - dấu mốc lịch sử quan trọng khi là thương hiệu thời trang cao cấp đầu tiên của Ý “đặt chân” lên đất Mỹ. Thập niên 50, 60, các minh tinh màn bạc, đệ nhất phu nhân đã mang ánh hào quang của Hollywood đến với Florence. Tiêu biểu là Đệ nhất phu nhân Mỹ, Jackie Kennedy, khi đó đã sử dụng chiếc túi đeo vai Gucci sau này có tên là "Jackie O". Liz Taylor, Peter Sellers và Samuel Beckett sử dụng chiếc túi "Hobo Bag". Các sản phẩm của Gucci cũng xuất hiện trong bộ sưu tập tại Viện nghiên cứu Trang phục của Bảo tàng Nghệ thuật New York.
Thương hiệu đồ da trăm năm tuổi mang tên Gucci

Túi "Gucci Bamboo Bag" - điểm sáng trong các thiết kế của Gucci

Những năm tiếp theo, Gucci tiếp tục hành trình mở rộng thương hiệu ra ngoài biên giới Italy với các cửa hiệu được mở tại Tokyo và Hồng Kông. Đồng thời tiếp tục phát triển các sản phẩm mới, nghiên cứu các chất liệu mới nhưng vẫn tuân theo các tiêu chí ban đầu. Năm 1981, con trai của Rodolfo là Maurizio Gucci tiếp quản thương hiệu bắt đầu cuộc chiến gia tộc khốc liệt tranh giành quyền quản lý. Năm 1988, vì sự bất tài và những sai trái của người quản lý khiến Gucci không thể phát triển được, thậm chí tụt dốc, chính Maurizio đã bán sản nghiệp của gia đình cho Tập đoàn Investcorp. Năm 1994, sự xuất hiện của Tom Ford như một vị cứu tinh cho Gucci khi ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc sáng tạo và đưa các sản phẩm của thương hiệu tiếp cận những ngôi sao, những người nổi tiếng trong các lĩnh vực Năm 1995, Maurizio Gucci bị ám sát tại Milan và người vợ của ông bị kết tội có âm mưu ám sát chồng mình. Lúc này Domenico De So (luật sư của gia đình) trở thành Giám đốc điều hành của toàn thương hiệu. Năm 1998, với sự thành công trong kinh doanh, tầm nhìn chiến lược và hệ thống quản lý điều hành hiệu quả, Gucci được Liên đoàn Báo chí Kinh doanh châu Âu bầu chọn là "Công ty thành công nhất châu Âu". Năm 1999, Gucci hợp tác với Pinault – Printemps – Redoute để chuyển đổi từ công ty một nhãn hiệu thành Tập đoàn sở hữu nhiều nhãn hiệu. Khi Tom Ford và Domenico De So “rủ nhau” dứt áo ra đi vào năm 2004 đã đẩy Gucci đến bờ vực phá sản. Năm 2005, Frida Giannini được bổ nhiệm trở thành giám đốc sáng tạo của Gucci, tài năng và phong cách của bà đã mang đến luồng gió mới cho thương hiệu, giúp vực dậy thành công thương hiệu đang trong tình trạng bế tắc. Tuy nhiên phép màu mà Frida Giannini mang đến không tồn tại được bao lâu, đến tháng 12/ 2014 bà phải rời bỏ chiếc ghế của Giám đốc sáng tạo và nhường lại vị trí đó cho nhà thiết kế Alessandro Michele. Qua mỗi thời kỳ của các nhà lãnh đạo, phong cách thiết kế của Gucci cũng có nhiều thay đổi giúp đổi mới và mang lại thành công như ngày nay cho Gucci. Với Tom Ford là sự quyến rũ và lịch lãm với giày gót nhọn, áo sơ mi bằng vải satin óng ánh và đầm với chất liệu vải jersey ôm sát người. Những hình ảnh quảng cáo  đầy tính khiêu khích và mang nét hiện đại. Với Frida Giannini, đó là sự gợi cảm của quý cô thời hiện đại với những điểm cầu kỳ và phức tạp ở nhiều chi tiết. Còn với Alessandro Michele, phong cách chủ đạo của Gucci là sự nữ tính và điệu đà kết hợp với thần thái Bohemian bằng thiết kế váy xếp ly óng ánh hay các kiểu áo bằng ren thắt nơ cho nam và nữ. Tuy nhiên, xuyên suốt hành trình dài, di sản mà thương hiệu Gucci luôn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay chính là dải ruy băng 3 sọc xanh lá - đỏ - xanh lá và khóa horsebit (hàm thiết ngựa) được trang trí trên những đôi giày Moccasin. Thương hiệu Gucci giờ đây vẫn trên đà đổi mới và phát triển, được nhắc đến là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm thời trang cao cấp và hiện đại hàng đầu thế giới.  
Christian Dior: 70 năm chinh phục lãnh địa thời trang toàn cầu

CHRISTIAN DIOR: 70 NĂM CHINH PHỤC LÃNH ĐỊA THỜI TRANG TOÀN CẦU

Christian Dior - người đã dùng tới 20 mét vải chỉ để may một chiếc váy chuông trong thời kỳ Hậu chiến nghèo túng đã làm cho ngành thời trang châu Âu lúc bấy giờ phải thảng thốt. Với bước đột phá đó, thương hiệu thời trang Dior mà ta thường nghe của hiện tại đã ra đời. Là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới, cũng trải qua những thăng trầm của lịch sử, những khủng hoảng tưởng chừng không thể vượt qua. Nhờ vào các thế hệ nhà thiết kế tài năng và sáng tạo từ Christian Dior đến Yves Saint Laurent, Marc Bohan, Gianfranco Ferré, John Galliano, Bill Gaytten, Raf Simons, Dior không những vượt qua rất nhiều khó khăn mà còn  vươn lên một cách kỳ diệu, trở thành một trong những thương hiệu thời trang được giới mộ điệu toàn thế giới khao khát. Christian Dior và sự thành lập Công ty Christian Dior Christian Dior sinh năm 1905 tại thị trấn Granville, Pháp, một thị trấn nổi tiếng về thời trang vùng Normandy, Pháp. Với điều kiện gia đình giàu có, tiếp xúc với nhiều người nổi tiếng nên Christian Dior từ nhỏ đã có niềm đam mê với nghệ thuật.Sau khi đỗ tú tài, ông có ý định được học nghệ thuật và kiến trúc. Song theo nguyện vọng của cha mẹ, ông đã theo học một trường về khoa học chính trị. Tuy nhiên, những biến cố trong gia đình đã đưa ông rẽ sang một bước ngoặc khác trong cuộc đời của mình. Christian Dior bị trầm cảm nặng và sống nhờ vào hảo tâm của bạn bè. Christian Dior học nghệ thuật thêu và dệt tại quần đảo Balearic sau đó trở về Paris, bắt tay vào việc thiết kế thời trang ở tuổi 30. Nhà thời trang cao cấp Robert Piguet đã nhận ra tài năng của ông và mời ông về làm việc cho mình.
Christian Dior: 70 năm chinh phục lãnh địa thời trang toàn cầu

Cha đẻ của nhãn hiệu thời trang Dior - Christian Dior

Cuộc đời ông lại thay đổi một lần nữa khi thế chiến thứ 2 bùng nổ. Đến năm 1942, ông bắt đầu làm việc cho nhà thời trang cao cấp Lucien Lelong và Pierre Balmain. Dior được mạnh thường quân Marcel Boussac đỡ lưng về mặt tài chính nên ngày 16/12/1946, công ty thời trang Dior được thành lập tại nhà riêng ở đại lộ Montaigne, Paris. Tuy nhiên ngày nay Dior lấy năm 1947 là năm khai trương thương hiệu chính thức vì đó là năm Christian Dior ra mắt bộ sưu tập xuân hè đầu tiên. Bộ sưu tập “New Look” đã đi vào lịch sử thời trang như một cuộc cách mạng. Bộ sưu tập nổi bật với những chiếc đầm phồng, dài ngang bắp chân, nhấn ở eo và ngực. Trong khi thời kỳ sau thế chiến thứ 2, vải rất hạn chế nhưng Dior lại dùng tới 20 mét vải xa hoa cho sáng tạo của mình. Bộ sưu tập như một làn gió mới đã trở nên phổ biến trong những năm 50. “New Look” được Tây Âu chào đón như cơn mưa rào sau những ngày hạn và được phụ nữ thượng lưu rất ưa chuộng. Christian Dior: 70 năm chinh phục lãnh địa thời trang toàn cầu Giai đoạn 1949 - 1953, Công ty tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường sang các nước bằng việc khai trương các chi nhánh tại Mỹ, Canada, Mexico, Ý, Cuba. Sau đó lần lượt cho ra đời các mẫu giày thời trang và son môi. Tuy không đạt hiệu ứng cao như “New Look” nhưng Dior vẫn đang trên đà phát triển và mở rộng thương hiệu của mình. Năm 1957, biến cố lớn xảy đến với Christian Dior khi cha để của thương hiệu này đột ngột qua đời vì đau tim. Sự ra đi của ông khiến thương hiệu này lao đao trong một thời gian dài. Tổng giám đốc Jacques Rouët phải cân nhắc đến việc đóng cửa các chi nhánh. Sau đó, Jacques Rouët quyết định mời nhà thiết kế Yves Saint Laurent khi đó mới 21 tuổi về làm giám đốc nghệ thuật. Và đây chính là quyết định sáng suốt nhất, là vị cứu tinh cho Dior lúc bấy giờ. Song chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng ấy không ở lại Dior được bao lâu vì phải nhập ngũ khi mới chỉ thiết kế cho Dior 6 bộ sưu tập.
Christian Dior: 70 năm chinh phục lãnh địa thời trang toàn cầu

Nhà thiết kế Yves Saint Laurent đến với Dior khi còn rất trẻ

Cuối năm 1960, nhà thiết kế Marc Bohan được mời về để thay thế vị trí của Yves Saint Laurent. Với phong cách thiết kế dè dặt, kín đáo hơn những thiết kế của Marc Bohan được các nhân vật có tên tuổi trên thế giới đánh giá cao. Thậm chí, nữ diễn viên Elizabeth Taylor đã đặt mua tới 12 chiếc đầm trong bộ sưu tập Xuân – Hè 1961 có tên Slim Look của Dior do Marc Bohan thiết kế. Năm 1963, Dior ra mắt dòng nước hoa Diorling và ba năm sau đó, nước hoa dành cho nam Eau Sauvage ra đời. Năm 1968, hãng nước hoa Dior được bán cho Moët Hennessy. Năm 1969, Christian Dior Cosmetics được thành lập với những dòng sản phẩm độc quyền. Năm 1978, Tập đoàn Boussac tuyên bố phá sản trong đó có Christian Dior, được Tập đoàn Willot mua lại dưới sự cấp phép của Tòa án Thương mại Paris. Sau đó, Tập đoàn Willot cũng bị phá sản vào năm 1981. Bernard Arnault và tập đoàn đầu tư Louis Vuitton Moët Hennessy của ông đã mua lại Tập đoàn Willot với giá tượng trưng, chỉ 1 franc vào năm 1984. Dưới sự lãnh đạo của Bernard Arnault, Dior đã trở lại thời kỳ đỉnh cao. Năm 1989, Gianfranco Ferré thay thế Marc Bohan trong vai trò nhà thiết kế chính cho Dior. Nhà thiết kế gốc Ý này không đi theo truyền thống lãng mạn phóng khoáng của thời trang Dior nữa mà bắt đầu giới thiệu lý tưởng và phong cách riêng đầy tinh tế, thanh nhã và chỉn chu. Bộ sưu tập đầu tiên của ông đã đoạt giải Dé d’Or năm 1989. Năm 1996, Bernard Arnault muốn thay đổi phong cách cho thời trang Dior bằng cách chỉ định nhà thiết kế người Anh John Galliano làm nhà thiết kế chính thay cho Gianfranco Ferré. Bernard Arnault giải thích lý do chọn nhà thiết kế người Anh thay vì người Pháp như từ trước đến giờ: “Tài năng không phân biệt quốc tịch”. Ông thậm chí còn so sánh John Galliano với bậc thầy Christian Dior. Galliano chính là nhân tố quan trọng vực dậy tên tuổi của Dior, khuấy động những vấn đề tranh cãi thông qua các sự kiện như Homeless Show  hay S&M show. Kết quả của những thị phi này đã thúc đẩy doanh số bán quần áo cũng như nước hoa và phụ kiện của Dior nhanh chóng. Dior cũng đã thông qua chính sách kiểm soát việc nhượng quyền thương mại và cấp phép hoạt động cho mạng lưới bán lẻ, bắt đầu mở những cửa hiệu mới và xây dựng chuỗi hệ thống các cửa hàng bán lẻ lên đến 130 đại lý vào năm 2002. Tháng 2–2011, John Galliano đã gây scandal chấn động giới thời trang khi bị buộc tội xúc phạm và tấn công người Do Thái khi đang say rượu. Để làm dịu dư luận, hãng Dior quyết định sa thải John Galliano sau đó 1 tháng. Chiếc ghế giám đốc nghệ thuật bị bỏ trống suốt 13 tháng cho đến khi nhà thiết kế người Bỉ Raf Simons được bổ nhiệm vào tháng 4/2012. Raf Simons nổi tiếng với chủ nghĩa tối giản và được kỳ vọng sẽ làm mới phong cách của Dior. Bộ sưu tập đầu tiên của ông tại Dior được hãng này gọi là The New Couture.
Christian Dior: 70 năm chinh phục lãnh địa thời trang toàn cầu

Các mẫu thuộc BTS thời trang Xuân - Hè 2015 của Raf Simons

Từ đó, Christian Dior đã khôi phục lại vị trí và hình ảnh vốn là một trong những hãng thời trang sáng tạo nhất thế giới. Các sản phẩm của Dior luôn được giới sành điệu yêu thích và các cửa hàng thời trang độc quyền của Christian Dior có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Christian Dior không chỉ nổi tiếng với dòng thời trang cao cấp mà còn rất thành công trong những lĩnh vực mới như nước hoa, mỹ phẩm, phụ kiện và đồng hồ.      
Back to Top