Add 300₫ to cart and get free shipping!
Your shopping bag is currently empty
Continue ShoppingHotline/Viber/Zalo/Imess - (096 650 66 66)
Sản phẩm nổi bật trong tháng
Đừng bỏ lỡ cơ hội nhé Quý vị
Giảm giá trong tháng này lên tới 50%
Chiến dịch này chỉ diễn ra trong thời gian có hạn, khi chiến dịch kết thúc, sản phẩm sẽ trở về giá cũ
TỔNG HỢP CÁCH NHẬN BIẾT KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN VỚI CÁC LOẠI ĐÁ QUÝ
Được mệnh danh là “vua của các loại đá quý”, kim cương thiên nhiên được tạo hóa ban tặng những đặc tính và phẩm chất mà không một khoáng chất nào sánh được. Tuy nhiên, kim cương thiên nhiên trên thị trường khá quý hiếm và có giá trị đắt đỏ mà không phải ai cũng sẵn sàng rút hầu bao cho chúng. Còn nếu dư dả tài chính, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để chọn cho mình một viên kim cương hoàn hảo, tránh mất “tiền thật” lại mua phải “hàng fake” nhé
Kim cương thiên nhiên là một trong 2 dạng thù hình của carbon được hình thành trong lòng đất cách đây từ 3,5 – 4 tỷ năm với những tính chất vật lý hoàn hảo và vẻ đẹp mê hoặc. Nhưng cũng bởi vẻ đẹp ấy cùng những nguyên nhân khách quan khác mà giá trị của kim cương được đẩy lên cao gấp nhiều lần. Đây là cơ hội cho những kẻ hám tiền lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm và chủ quan của khách hàng để thay thế kim cương thiên nhiên bằng một số loại đá quý tổng hợp khác có vẻ bề ngoài và các tính chất vật lý gần giống kim cương để tối ưu lợi nhuận cao nhất.
Bạn biết gì về kim cương nhân tạo?
Kim cương nhân tạo với vẻ đẹp và độ tinh khiết không thua kém gì kim cương thiên nhiên. Các nhà kiểm định hay các nhà kinh doanh kim cương lâu năm cũng khó mà phân biệt được hai loại đá này nếu như không dùng các thiết bị kiểm định chuyên dụng.
Việc thay thế kim cương thiên nhiên bằng kim cương nhân tạo cũng gặp không ít khó khăn bởi chi phí sản xuất kim cương nhân tạo khá cao, thị trường hoàn toàn không phổ biến loại đá quý này.
Kim cương nhân tạo được quảng cáo trên thị trường thực chất chỉ là một số loại đá quý có giá trị thấp hơn tiêu biểu là đá Cubic Zirconia (Đá CZ) hay Moissanite.
Đá Cubic Zirconia (Đá CZ) – “kẻ giả danh kim cương hoàn hảo nhất”
Cubic Zirconia (CZ) là dạng tinh thể khối zirconium dioxide (ZrO2), được phát hiện lần đầu năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga). Đá Zirconia thường có màu trắng với độ quang học hoàn hảo nhưng độ cứng chỉ từ 8-8,5 trên thang độ cứng Mohs (thấp hơn nhiều so với kim cương) nên rất dễ bị trầy xước, xuống màu.
Đá Moissanite
Moissanit (SiC) là khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum, có độ cứng 9,5 xấp xỉ kim cương thiên nhiên trên thang độ cứng Mohs. Đặc biệt, độ dẫn nhiệt hoàn tương tự kim cương, nếu dùng bút thử kim cương trên cơ sở độ dẫn nhiệt thì hoàn toàn không có tác dụng. Moissanit được chế tác với nhiều kích thước khác nhau và là sự đánh đố trong thương trường mua bán kim cương hiện nay, và giá chỉ bằng 1/15-1/20 so với kim cương thiên nhiên.
Bảng so sánh các thông số cơ bản của kim cương, đá CZ, đá Moissanite và kim cương nhân tạo
Cách phân biệt kim cương thiên nhiên với các loại đá “giả mạo”
Cách 1: Hàng thật nặng gấp đôi “hàng fake”
Cùng kích thước như nhau nhưng đá CZ lại có trọng lượng riêng lớn hơn, cụ thể là từ 5,6 đến 6,0 N/m3 lớn hơn kim cương đến 1,7 lần. Cách so sánh đơn giản nhất là đặt 2 viên đá trên lòng bàn tay hoặc trên cân tiểu ly điện tử chuyên dùng để cân trang sức, Viên đá nào nặng hơn thì đó chính là Cubic Zirconia
Cách 2: Kim cương giả sẽ bị bám hơi nước
Bạn hà hơi thở vào viên đá, nếu viên nào bị bám hơi nước lâu hơn một chút thì đó chính là kim cương giả, còn kim cương thật sẽ không bị mờ đi bởi hơi thở của bạn
Cách 3: Thả viên kim cương vào nước
Nếu viên kim cương chìm hẳn xuống đáy cốc nước thì đó chính là kim cương thật, ngược lại nếu nó lơ lửng ở thành cốc hoặc nổi bồng bềnh thì đó là kim cương giả
Cách 4: Kiểm tra độ tinh khiết bằng kính lúp
Bản chất kim cương được hình thành trong tự nhiên nên không thể có độ tinh khiết và hoàn hảo không tỳ vết, dù ít hay nhiều thì viên kim cương đó cũng sẽ lẫn tạp chất. Ngược lại các loại đá giả sẽ tinh khiết hoàn toàn do có sự can thiệp của bàn tay con người. Vì vậy đặt viên đá dưới kính lúp, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này.
Cách 5: Kiểm tra độ lấp lánh dưới ánh sáng
Một viên kim cương thật khi được đặt dưới ánh sáng sẽ có màu trắng hoặc xám và tỏa ánh cầu vồng ra xung quanh
Một viên kim cương giả sẽ có màu cầu vồng ngay cả ở bên trong của viên đá đó. Đá CZ sẽ ít sáng hơn và màu cầu vồng cũng không rõ ràng như kim cương thật. Còn đá Moissanite lại có độ khúc xạ lớn hơn kim cương nên ánh cầu vồng nó tỏa ra cũng mạnh hơn kim cương và bạn chớ nên bị hấp dẫn bởi điều này.
Cách 6: Kiểm tra bằng dấu chấm hoặc giấy báo
Đây chính là cách kiểm tra độ khúc xạ của viên kim cương.
Đặt úp viên đá dưới 1 dấu chấm sao cho tâm viên đá vào chính giữa dấu chấm (không đặt ngang) rồi quan sát. Nếu dễ dàng nhận thấy vòng tròn phản chiếu dấu chấm thì đó là đá CZ, còn kim cương thật sẽ phản xạ ánh sáng lên dâu chấm và bạn không thể nào nhìn thấy rõ ràng dấu chấm đó
Đặt úp viên kim cương dưới 1 tờ báo. Nếu bạn có thể nhìn thấy rõ chữ hoặc các nét méo mó thì đó là kim cương giả. Còn kim cương thật với mức độ bẻ cong ánh sáng mạnh, bạn sẽ không thể nhìn được chữ.
Tuy nhiên đó là đối với viên kim cương được cắt hoàn hảo với độ khúc xạ tốt, nếu không có sự đối xứng giữa các giác cắt thì khả năng kim cương thật cũng vẫn nhìn rõ chữ. Nhưng đây cũng được coi là một cách kiểm tra đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện.
Cách 7: Dùng phương pháp chụp X-quang
Kim cương có cấu trúc phân tử radiolucent, có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện trong phim chụp x-quang. Thủy tinh, đá Cubic Zirconium và một số tinh thể khác đều có tính radiopaque (chắn bức xạ), vì thế chúng hiện rõ ràng dưới tia X-quang. Để kiểm tra được bằng cách này bạn bắt buộc phải mang đến phòng thí nghiệm chuyên kiểm tra kim cương hoặc các cơ quan chụp X-quang tại địa phương.
Cách 8: Kiểm tra độ dẫn điện
Việc phân biệt Kim cương thiên nhiên với đá Moissanite bằng mắt thường gần như là không thể, nhất là khi đá Moissanite được chế tác kỹ lưỡng. Đó là lúc bạn cần tới sự trợ giúp của máy kiểm tra độ dẫn điện bởi kim cương thiên nhiên có độ dẫn điện cực mạnh còn đá Moissanite thì không bằng.
Cách 9: Kiểm tra giấy chứng nhận kim cương của GIA
Dù bạn chọn cách kiểm tra nào đi nữa thì cách tốt nhất và đáng tin cậy nhất là kiểm tra về các giấy tờ kiểm định về nguồn gốc xuất xứ của viên kim cương và rất nhiều những thông tin như trọng lượng, kích thước, độ tinh khiết… dựa theo tiêu chuẩn 4C của GIA
Những cách để phân biệt kim cương thiên nhiên với các loại đá giả mạo hiện nay có rất nhiều và phổ biến. Tuy nhiên nếu bạn có ý định mua và kiểm tra viên kim cương mình mong muốn thì không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ những cách đã nêu trên. Chỉ cần có đủ giấy tờ chứng nhận và một vài cách thông thường, bạn sẽ biết được chính xác đó là kim cương thật hay chỉ là “kẻ giả danh” rồi.
Xem thêm:
Tìm kiếm
Danh mục
- KINH NGHIỆM BẢO QUẢN (1)
- LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU (41)
- SPA HÀNG HIỆU (47)
- STYLE GUIDE (7)
- TRANG SỨC – KIM CƯƠNG (48)
- TUYỂN DỤNG (6)
- XU HƯỚNG THỜI TRANG (59)
Chúng tôi
24Cara với sứ mệnh mang đến Quý Khách Hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Trân trọng!!!