Với vẻ đẹp tuyệt mỹ mê đắm lòng người, kim cương xứng đáng là bảo vật trong tất cả các loại đá quý mà chúng ta biết đến hiện nay. Tuy nhiên kim cương cũng có nhiều loại với chất lượng khác nhau. Để tìm ra được đâu là viên kim cương đẹp nhất, có giá trị nhất, ta cần tìm hiểu và đánh giá dựa trên tiêu chí 4C dưới đây

Trên thế giới hiện nay cũng như trong thị trường đá quý, những ai yêu thích hoặc chuẩn bị tìm mua một viên kim cương đẹp cho mình đều biết đến “tiêu chuẩn 4C” – thước đo độ hoàn hảo của “vị vua trong giới đá quý” này.

Carat (Trọng lượng) – Yếu tố thường được nhắc đến đầu tiên khi nói về đá quý nói chung và kim cương nói riêng.

Carat là đơn vị đo trọng lượng của kim cương. Một carat tương đương với 200 milligram. Đây là một phần rất quan trọng khi định giá một viên kim cương cho thấy sự hiếm có của nó. Đa phần các viên kim cương được tìm thấy sau khi chế tác có trọng lượng từ 1 – 2 carat. Những viên kim cương càng lớn thì càng hiếm và giá trị của nó càng cao thậm chí là theo cấp số nhân.

Nhưng đây vẫn chỉ được coi là yếu tố để tham khảo, bởi một viên kim cương có số carat lớn không nhất thiết phải có kích thước lớn. Một viên kim cương có thể có kích thước nhỏ hơn so với số carat thực của nó, vì vậy kích thước thực tế chủ yếu nên dựa vào quá trình viên kim cương thô khi được cắt bằng máy cắt kim cương chuyên nghiệp.

Color (Màu sắc)

Cấu trúc tinh thể ở dạng nguyên chất sẽ làm cho kim cương không có màu. Tuy nhiên, hầu hết các viên kim cương được khai thác trong tự nhiên đều không hoàn hảo. Tùy thuộc vào màu sắc mà giá trị của viên kim cương có thể tăng hoặc giảm. Nếu viên kim cương có những đốm màu vàng hoặc nâu thì giá trị viên kim cương sẽ giảm đi rất nhiều, ngược lại màu hồng, xanh dương hoặc đỏ lại làm tăng giá trị viên kim cương thậm chí trở thành vô giá bởi sự quý hiếm của nó. Có thể kể đến viên kim cương “Hope” huyền thoại với màu xanh ánh tím kỳ ảo, đặc biệt khi được chiếu dưới ánh sáng tia tử ngoại nó tỏa ra lân quang đỏ mê hoặc.

Tạp chất thường thấy nhất trong kim cương là nitơ, một phần nhỏ nitơ trong tinh thể kim cương làm cho nó có màu vàng hoặc nâu. Theo tiêu chuẩn của GIA (Gemological Institute of America – Viện Đá quý Hoa Kỳ) thì viên kim cương không màu là “D” và vàng là “Z” là 2 viên kim cương hiếm có giá trị cực cao. Đôi khi để đánh giá chính xác ta còn sử dụng các phương pháp quang học phức tạp để xác định màu. Từ D – G là những viên không màu, từ H – J là gần như không màu, K – M là hơi có màu, N – Y là màu vàng nhạt hay nâu.

bang-phan-mau-theo-tieu-chuan-4C-de-chon-ra-vien-kim-cuong-dep-nhat

Bảng phân màu theo tiêu chuẩn 4C để chọn ra viên kim cương đẹp nhất

Trái với màu vàng và nâu, những màu khác hiếm và có giá trị hơn. Viên kim cương có màu phớt hồng hay xanh lam thì giá trị đã tăng lên rất nhiều. Tùy theo mạng tinh thể carbon bị thay thế bằng nguyên tố nào thì kim cương sẽ có màu đó. Những màu có thể bắt gặp là vàng, hồng, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, nâu,…

Clarity (Độ tinh khiết)

Độ tinh khiết của kim cương được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp gấp 10 lần. Những khiếm khuyết có thể thấy được là vết trầy xước, vết nứt, những đốm mờ và vị trí của chúng. Những vết xước này không ảnh hưởng nhiều đến tính chất tinh thể của kim cương, nhưng những đốm mờ sẽ làm giảm sự tán sắc ánh sáng và những vết nứt có thể làm kim cương dễ vỡ. Viên kim cương càng ít các tì vết thì nó càng hoàn hảo và có giá trị.

Trên thực tế chỉ có 20% số lượng viên kim cương đẹp nhất dùng để làm trang sức, số còn lại được dùng cho các ngành công nghiệp hoặc trong các phòng nghiên cứu. Trong công nghiệp, ta dễ bắt gặp thấy kim cương được dùng làm mũi khoan, lưỡi cưa hoặc bột mài.

Để đánh giá chính xác hơn về độ tinh khiết của kim cương ta có bảng phân loại độ tinh khiết của kim cương theo tiêu chuẩn 4C sau

Bảng phân loại độ tinh khiết để chọn ra viên kim cương đẹp nhất

Đường cắt (Cut)

Trong ngành kim hoàn, kỹ thuật cắt kim cương không chỉ là một môn khoa học mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi tay nghề và trình độ của các nghệ nhân phải cực kỳ cao để cho ra một viên kim cương đẹp nhất với những đường cắt hoàn hảo, phô diễn vẻ đẹp tuyệt đối vốn có. Đây là yếu tố duy nhất không phụ thuộc vào bản chất của viên kim cương.

Đường cắt không đơn giản là kích thước và hình dáng của viên kim cương mà còn là các góc và tỉ lệ sao cho cân đối nhất, độ bóng và các tác động đến độ phát sáng của nó. Điều này có nghĩa là nếu đường cắt kém, nông, tỉ lệ không chính xác thì viên kim cương cũng sẽ ít tỏa sáng hơn.

Hiện nay khi nhu cầu mua bán trao đổi và sở hữu kim cương ngày càng cao thì những yếu tố để đánh giá kim cương ngày càng tăng lên. Cụ thể là tiêu chuẩn 5C và 6C bao gồm tiêu chuẩn 4C bên trên và Cost (Giá cả) và Certification (Giấy chứng nhận, kiểm định)

Để được coi là một viên kim cương hoàn hảo và có giá trị nó phải trải qua một loạt các tiêu chí đánh giá, kiểm định khắt khe. Bởi vậy, khi bạn muốn tìm mua cho mình một viên kim cương, hãy xem xét các yếu tố trên đây để lựa chọn cho mình một viên kim cương đẹp nhất nhé!

 

Xem thêm:

 

Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA

Độ tinh khiết ảnh hưởng tới chất lượng kim cương như thế nào

Mẹo chọn mua kim cương theo nét cắt