Search

tac-dung-cua-kim-cuong-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi

TÁC DỤNG CỦA KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Với vẻ đẹp kỳ ảo được tạo hóa ban tặng, kim cương tự nhiên chủ yếu được sử dụng trong ngành trang sức. Bên cạnh đó, kim cương còn có nhiều công dụng đặc biệt khác tới sức khỏe của người sử dụng. Bài viết sau đây, hãy cùng 24Cara đi sâu tìm hiểu vấn đề này. Kim cương tự nhiên biểu tượng cho sự trong sáng và tinh khiết, sự hoàn thiện và bách chiến bách thắng, của sức mạnh và quyền lực tối thượng. Vì thế kim cương có thể xua đuổi sợ hãi, bảo vệ người chủ tránh được mọi tác động xấu từ bên ngoài. Với bản chất cứng cáp, bền vững, trong các trận chiến đấu, kim cương giúp cho người chủ luôn chiến thắng trong mọi cuộc chiến, bởi thế không phải ngẫu nhiên mà Napoleon thường xuyên mang theo bên mình một viên kim cương lớn như bảo vật bất ly thân để phòng vệ mọi tai ương. Tác dụng của kim cương chỉ phát huy khi chúng ta có được nó một cách trung thực và chân thành nhất, đặc biệt khi kim cương đó là vật được tặng hoặc quà biếu. Nếu là sự cưỡng ép và bạo lực, kim cương có thể gây hại cho chính người chiếm hữu nó. tac-dung-cua-kim-cuong-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi Tác dụng của kim cương đến thể chất người sử dụng: Sử dụng trang sức kim cương giúp điều hòa nhịp tim và cân bằng não bộ, tinh thần thoải mái và sảng khoái Kim cương có tính chống nhiễm khuẩn, khử độc và giảm sốt hiệu quả. Bạn có thể uống nước kim cương (nước ngâm viên kim cương thiên nhiên qua đêm) để bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể Kim cương khi đeo trên người sẽ có tác dụng trực tiếp đến cơ thể, vì vậy, những người dễ kích động hoặc bị bệnh huyết áp cao không nên đeo kim cương hàng ngày Tác dụng của kim cương tới tâm lý con người: Là loại đá quý mang năng lượng lớn, kim cương có thể xua đuổi những giấc mơ xấu, chữa bệnh ảo tưởng Giúp việc sinh nở của phụ nữ trở nên dễ dàng hơn nên kim cương còn được coi là biểu tượng của tình mẫu tử Trong thuật chiêm tinh của Ấn Độ, kim cương là một loại đá chủ đạo của luân xa kết nối con người với sức mạnh của vũ trụ. Vì thế, kim cương có thể xua đuổi, tránh những phép thuật xấu bằng cách phản chiếu lại chúng.   Xem thêm: Kim cương - Thần hộ mệnh cho gia chủ sinh tháng 4 Bí quyết chọn trang sức đá quý hợp phong thủy
kim-cuong-than-ho-menh-cho-gia-chu-sinh-thang-4

5 LÝ DO KIM CƯƠNG SỞ HỮU MỨC GIÁ CỰC KỲ ĐẮT ĐỎ

Kim cương quả thực rất đẹp và có giá trị cao, là niềm khao khát của nhân loại hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, giá trị của kim cương lại đến từ nhiều lý do như marketing, chi phí khai thác quá lớn, sự độc quyền của các công ty khai thác và tính hợp pháp từ nguồn gốc của loại đá quý này. Không hẳn là loại đá quý “hiếm có khó tìm”, bởi trong nhiều năm qua, mặc dù nhiều mỏ kim cương lớn trên thế giới đã cạn kiệt, nhưng sản lượng kim cương cung cấp cho thị trường thế giới vẫn ổn định. Dưới đây là những lý do khiến cho kim cương trở nên đắt đỏ và là nguyên nhân của những cuộc tranh chấp đổ máu trên thế giới. Chi phí khai thác kim cương quá lớn Thời gian kim cương hình thành được tính bằng tỷ năm và chủ yếu nằm sâu trong lòng đất, nếu muốn khai thác được lượng kim cương này, thế giới cần phải có những thiết bị có thể khoan sâu tới 93 km về phía tâm Trái Đất. Và điều này đến nay gần như là không thể. Những mỏ kim cương được khai thác tính đến thời điểm này chủ yếu là gần các miệng núi lửa đã tắt hoặc khoan vào các mạch khoáng ngầm chỉ cách mạch đất vài km tập trung ở các khu vực nhất định Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Tuy vậy, việc này cũng rất khó khăn bởi để tìm được một mỏ kim cương có sản lượng có thể đưa vào khai thác công nghiệp tiêu tốn thời gian lên đến hàng thập kỷ, số lượng công nhân thường xuyên tại các mỏ cũng lên đến vài trăm người và máy móc đưa vào khai thác luôn phải là hiện đại nhất. Để tìm được 1 carat kim cương, cần phải xới tung và sàng lọc đến 1,3 triệu tấn đất đá.
5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Quy trình khai thác kim cương cực kỳ tốn kém và mất nhiều thời gian

Sau khai thác, những viên kim cương thu được cần trải qua quá trình sàng lọc khắt khe. Những viên kim cương lớn được phân loại bằng tay, những viên kim cương nhỏ mới được phân loại bằng máy và chỉ 20% những viên kim cương đủ tiêu chuẩn 3C mới được đưa đến tay người thợ kim hoàn để tiến hành cắt gọt và đánh bóng, quy trình này cũng phải thực hiện hoàn toàn bằng tay mà không một loại máy móc nào có thể thay thế. Có thể thấy, số vốn đầu tư, nhân lực bỏ ra lớn như vậy, việc kim cương trở nên đắt đỏ là điều hoàn toàn dễ hiểu
5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Bên cạnh những mỏ lộ thiên, việc khai thác kim cương trong mỏ ngầm cũng được đẩy mạnh

Tiêu chuẩn 4C trong phân loại và đánh giá kim cương Không phải viên kim cương nào được tìm thấy cũng có giá trị đắt đỏ.Giá trị của kim cương được đánh giá theo tiêu chuẩn 4C bao gồm: Carat (trọng lượng), Độ tinh khiết (Clarity), Màu sắc (Color) và Giác cắt (Cut). Khi còn là viên kim cương thô, giá trị của chúng chỉ bằng 40% so với giá trị của kim cương đã qua xử lý. Và qua mỗi lần cắt gọt mài giũa, khối lượng của chúng lại giảm đi nhiều. Ngoài ra, giá trị của kim cương không tăng đều theo khối lượng của chúng, viên càng to, giá trị của chúng càng vượt trội. Sự độc quyền trong khai thác kim cương Việc khai thác và phân phối kim cương chủ yếu nằm trong tay một số công ty chủ chốt có thể kể đến như Alrosa, Debswana, BHP Billiton. Lớn nhất là De Beers kể từ khi thành lập năm 1888 đã thống trị ngành công nghiệp này và cũng là đơn vị định ra giá trị của kim cương. Marketing Bạn có ngạc nhiên không khi giá trị thực của kim cương chưa bằng một nửa số tiền bỏ ra, biểu tượng quyền lực, sự sang giàu và tình yêu vĩnh cửu và cũng mới chỉ xuất hiện cách đây vài thập niên? Đây là kết quả của chiến dịch marketing kéo dài và thành công nhất mọi thời đại. Với chiến lược huyền thoại hóa kim cương, De Beers là công ty đã tạo ra slogan “A Diamond is forever” (tạm dịch: “Kim cương là vĩnh cửu”). Truyền thống trao nhẫn đính hôn đã có từ thời Trung cổ, nhưng không phổ biến. Bằng một chiến lược khôn ngoan, De Beers không chỉ làm sống dậy truyền thống mà còn làm thay đổi suy nghĩ của cả thế giới. Giờ đây trên khắp thế giới, kim cương không chỉ là một loại đá quý nữa, nó trở thành vật thiêng liêng không thể thiếu trong tình yêu và hôn nhân.
5-ly-do-kim-cuong-so-huu-muc-gia-cuc-ky-dat-do

Chiến lược huyền thoại hóa kim cương của De Beers thông qua slogan "Kim cương là vĩnh cửu"

Buôn lậu kim cương Chính sự đắt đỏ và lợi nhuận cao của kim cương đã trở thành miếng mồi ngon lành, béo bở của giới buôn lậu. “Chợ trời kim cương” ở Thành phố Surat, ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ được cho là nơi giao dịch những viên “kim cương máu” (kim cương được khai thác lậu, cướp bóc hoặc phục vụ cho những phong trào chống lại Nhà nước). Những viên kim cương đen tối này sẽ được tẩy trần sạch sẽ, làm giả giấy tờ để trở thành những viên kim cương có nguồn gốc sạch sẽ và đưa chúng đến tay người tiêu dùng toàn cầu, lợi nhuận thu về khoảng 3-5 tỷ USD.   Xem thêm: Chiêm ngưỡng những viên kim cương đắt nhất thế giới Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA  
Back to Top