Search

tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

TỔNG HỢP CÁCH NHẬN BIẾT KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN VỚI CÁC LOẠI ĐÁ QUÝ

Được mệnh danh là “vua của các loại đá quý”, kim cương thiên nhiên được tạo hóa ban tặng những đặc tính và phẩm chất mà không một khoáng chất nào sánh được. Tuy nhiên, kim cương thiên nhiên trên thị trường khá quý hiếm và có giá trị đắt đỏ mà không phải ai cũng sẵn sàng rút hầu bao cho chúng. Còn nếu dư dả tài chính, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để chọn cho mình một viên kim cương hoàn hảo, tránh mất “tiền thật” lại mua phải “hàng fake” nhé Kim cương thiên nhiên là một trong 2 dạng thù hình của carbon được hình thành trong lòng đất cách đây từ 3,5 - 4 tỷ năm với những tính chất vật lý hoàn hảo và vẻ đẹp mê hoặc. Nhưng cũng bởi vẻ đẹp ấy cùng những nguyên nhân khách quan khác mà giá trị của kim cương được đẩy lên cao gấp nhiều lần. Đây là cơ hội cho những kẻ hám tiền lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm và chủ quan của khách hàng để thay thế kim cương thiên nhiên bằng một số loại đá quý tổng hợp khác có vẻ bề ngoài và các tính chất vật lý gần giống kim cương để tối ưu lợi nhuận cao nhất. Bạn biết gì về kim cương nhân tạo? Kim cương nhân tạo với vẻ đẹp và độ tinh khiết không thua kém gì kim cương thiên nhiên. Các nhà kiểm định hay các nhà kinh doanh kim cương lâu năm cũng khó mà phân biệt được hai loại đá này nếu như không dùng các thiết bị kiểm định chuyên dụng. Việc thay thế kim cương thiên nhiên bằng kim cương nhân tạo cũng gặp không ít khó khăn bởi chi phí sản xuất kim cương nhân tạo khá cao, thị trường hoàn toàn không phổ biến loại đá quý này. Kim cương nhân tạo được quảng cáo trên thị trường thực chất chỉ là một số loại đá quý có giá trị thấp hơn tiêu biểu là đá Cubic Zirconia (Đá CZ) hay Moissanite. Đá Cubic Zirconia (Đá CZ) - “kẻ giả danh kim cương hoàn hảo nhất” Cubic Zirconia (CZ) là dạng tinh thể khối zirconium dioxide (ZrO2), được phát hiện lần đầu năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga). Đá Zirconia thường có màu trắng với độ quang học hoàn hảo nhưng độ cứng chỉ từ 8-8,5 trên thang độ cứng Mohs (thấp hơn nhiều so với kim cương) nên rất dễ bị trầy xước, xuống màu. Đá Moissanite Moissanit (SiC) là khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum, có độ cứng 9,5 xấp xỉ kim cương thiên nhiên trên thang độ cứng Mohs. Đặc biệt, độ dẫn nhiệt hoàn tương tự kim cương, nếu dùng bút thử kim cương trên cơ sở độ dẫn nhiệt thì hoàn toàn không có tác dụng. Moissanit được chế tác với nhiều kích thước khác nhau và là sự đánh đố trong thương trường mua bán kim cương hiện nay, và giá chỉ bằng 1/15-1/20 so với kim cương thiên nhiên. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Bảng so sánh các thông số cơ bản của kim cương, đá CZ, đá Moissanite và kim cương nhân tạo tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Cách phân biệt kim cương thiên nhiên với các loại đá “giả mạo” Cách 1: Hàng thật nặng gấp đôi “hàng fake” Cùng kích thước như nhau nhưng đá CZ lại có trọng lượng riêng lớn hơn, cụ thể là từ 5,6 đến 6,0 N/m3 lớn hơn kim cương đến 1,7 lần. Cách so sánh đơn giản nhất là đặt 2 viên đá trên lòng bàn tay hoặc trên cân tiểu ly điện tử chuyên dùng để cân trang sức, Viên đá nào nặng hơn thì đó chính là Cubic Zirconia Cách 2: Kim cương giả sẽ bị bám hơi nước Bạn hà hơi thở vào viên đá, nếu viên nào bị bám hơi nước lâu hơn một chút thì đó chính là kim cương giả, còn kim cương thật sẽ không bị mờ đi bởi hơi thở của bạn Cách 3: Thả viên kim cương vào nước Nếu viên kim cương chìm hẳn xuống đáy cốc nước thì đó chính là kim cương thật, ngược lại nếu nó lơ lửng ở thành cốc hoặc nổi bồng bềnh thì đó là kim cương giả Cách 4: Kiểm tra độ tinh khiết bằng kính lúp Bản chất kim cương được hình thành trong tự nhiên nên không thể có độ tinh khiết và hoàn hảo không tỳ vết, dù ít hay nhiều thì viên kim cương đó cũng sẽ lẫn tạp chất. Ngược lại các loại đá giả sẽ tinh khiết hoàn toàn do có sự can thiệp của bàn tay con người. Vì vậy đặt viên đá dưới kính lúp, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Mức độ những tạp chất hay khiếm khuyết có thể thấy khi soi viên kim cương thiên nhiên dưới kính lúp

Cách 5: Kiểm tra độ lấp lánh dưới ánh sáng Một viên kim cương thật khi được đặt dưới ánh sáng sẽ có màu trắng hoặc xám và tỏa ánh cầu vồng ra xung quanh Một viên kim cương giả sẽ có màu cầu vồng ngay cả ở bên trong của viên đá đó. Đá CZ sẽ ít sáng hơn và màu cầu vồng cũng không rõ ràng như kim cương thật. Còn đá Moissanite lại có độ khúc xạ lớn hơn kim cương nên ánh cầu vồng nó tỏa ra cũng mạnh hơn kim cương và bạn chớ nên bị hấp dẫn bởi điều này. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Cách 6: Kiểm tra bằng dấu chấm hoặc giấy báo Đây chính là cách kiểm tra độ khúc xạ của viên kim cương. Đặt úp viên đá dưới 1 dấu chấm sao cho tâm viên đá vào chính giữa dấu chấm (không đặt ngang) rồi quan sát. Nếu dễ dàng nhận thấy vòng tròn phản chiếu dấu chấm thì đó là đá CZ, còn kim cương thật sẽ phản xạ ánh sáng lên dâu chấm và bạn không thể nào nhìn thấy rõ ràng dấu chấm đó   Đặt úp viên kim cương dưới 1 tờ báo. Nếu bạn có thể nhìn thấy rõ chữ hoặc các nét méo mó thì đó là kim cương giả. Còn kim cương thật với mức độ bẻ cong ánh sáng mạnh, bạn sẽ không thể nhìn được chữ.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Viên kim cương không nhìn rõ chữ là viên kim cương thật (trái) so với viên kim cương giả đã nhìn rõ nét chữ trên tờ báo

Tuy nhiên đó là đối với viên kim cương được cắt hoàn hảo với độ khúc xạ tốt, nếu không có sự đối xứng giữa các giác cắt thì khả năng kim cương thật cũng vẫn nhìn rõ chữ. Nhưng đây cũng được coi là một cách kiểm tra đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Cách 7: Dùng phương pháp chụp X-quang Kim cương có cấu trúc phân tử radiolucent, có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện trong phim chụp x-quang. Thủy tinh, đá Cubic Zirconium và một số tinh thể khác đều có tính radiopaque (chắn bức xạ), vì thế chúng hiện rõ ràng dưới tia X-quang. Để kiểm tra được bằng cách này bạn bắt buộc phải mang đến phòng thí nghiệm chuyên kiểm tra kim cương hoặc các cơ quan chụp X-quang tại địa phương.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Kim cương thật sẽ không được nhìn thấy dưới phim chụp X-quang

Cách 8: Kiểm tra độ dẫn điện Việc phân biệt Kim cương thiên nhiên với đá Moissanite bằng mắt thường gần như là không thể, nhất là khi đá Moissanite được chế tác kỹ lưỡng. Đó là lúc bạn cần tới sự trợ giúp của máy kiểm tra độ dẫn điện bởi kim cương thiên nhiên có độ dẫn điện cực mạnh còn đá Moissanite thì không bằng.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Máy kiểm tra độ dẫn điện của kim cương

Cách 9: Kiểm tra giấy chứng nhận kim cương của GIA Dù bạn chọn cách kiểm tra nào đi nữa thì cách tốt nhất và đáng tin cậy nhất là kiểm tra về các giấy tờ kiểm định về nguồn gốc xuất xứ của viên kim cương và rất nhiều những thông tin như trọng lượng, kích thước, độ tinh khiết… dựa theo tiêu chuẩn 4C của GIA
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Chứng chỉ GIA theo tiêu chuẩn 4C

Những cách để phân biệt kim cương thiên nhiên với các loại đá giả mạo hiện nay có rất nhiều và phổ biến. Tuy nhiên nếu bạn có ý định mua và kiểm tra viên kim cương mình mong muốn thì không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ những cách đã nêu trên. Chỉ cần có đủ giấy tờ chứng nhận và một vài cách thông thường, bạn sẽ biết được chính xác đó là kim cương thật hay chỉ là “kẻ giả danh” rồi.     Xem thêm: Cách nhận biết kim cương bằng mắt thường chính xác nhất Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

CÁCH NHẬN BIỆT KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN BẰNG MẮT THƯỜNG CHÍNH XÁC NHẤT

Kim cương thiên nhiên được nhận định là một loại đá quý hiếm có giá trị cực cao bởi vẻ đẹp lộng lẫy vượt thời gian. Để sở hữu một viên kim cương hay một món trang sức kim cương là một khao khát của tất cả mọi người. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ cách nhận biết kim cương thiên nhiên dưới đây để tìm cho mình một viên kim cương thiên nhiên hoàn hảo nhất, tránh lãng phí tiền bạc vào một món đồ vô giá trị.
  • Soi viên kim cương dưới kính lúp
Khi mua kim cương tại cửa hàng, bạn được tự do xem xét và kiểm tra, hãy dùng kính lúp để soi thật kỹ viên kim cương. Đó là cách nhận biết kim cương nhanh nhất để xem viên kim cương mà bạn định mua có phải là “hàng auth” không nhé Đã là kim cương thiên nhiên ắt hẳn có thiếu sót: Đừng nhầm tưởng rằng kim cương thiên nhiên là hoàn hảo không tỳ vết, chúng được hình thành trong tự nhiên bởi vậy thường có các đường vân hoặc đốm nhỏ do có lẫn tạp chất. Chỉ có kim cương giả được tạo thành từ bàn tay con người mới hoàn hảo không tỳ vết bởi không có các đặc điểm này. Hãy kiểm tra các cạnh của viên kim cương. Nếu là thật các cạnh sẽ rất sắc và hoàn mỹ, còn nếu là giả, các đường cắt sẽ có hình tròn.
Cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-bang-mat-thuong-chinh-xac-nhat

Cách nhận biết kim cương thiên nhiên bằng mắt thường chính xác nhất

Một lưu ý nhỏ nữa là hãy kiểm tra khung kim loại bao quanh viên kim cương, nếu là mạ vàng hoặc mạ bạc thì có thể đó là viên kim cương giả bởi không ai lại đi kết hợp một viên đá quý như vậy cùng với kim loại rẻ tiền. Hầu hết các viên kim cương thật được bọc bằng chất liệu vàng hoặc bạch kim.
  • Chà giấy nhám lên viên kim cương
Chúng ta đều biết kim cương thiên nhiên có độ cứng tuyệt đối (điểm 10 trong thang độ cứng Mohs) nên việc chà xát gây ra các vết xước là điều không thể. Vì vậy nếu bạn dùng giấy nhám chà lên bề mặt viên kim cương mà để lại các vết xước thì chắc chắn đó là “hàng fake” rồi
  • Hà hơi để kiểm tra
Cách nhận biết kim cương là hãy để viên kim cương trước miệng và hà hơi vào đó như bạn hà hơi vào gương. Nếu là  kim cương giả, bề mặt sẽ bị mờ đi trong một thời gian ngắn, còn kim cương thật thì không.
  • Soi viên kim cương dưới ánh sáng
Cách một viên kim cương thật phản chiếu ánh sáng rất độc đáo. Bên trong viên kim cương bạn sẽ thấy lấp lánh 2 màu xám và trắng, chỉ khi  phản chiếu ra bên ngoài nó mới tạo nên những màu sắc cầu vồng. Còn nếu bạn thấy bên trong viên kim cương lấp lánh màu cầu vồng thì đó khả năng là một viên kim cương giả. http://24cara.vn/cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-bang-mat-thuong-chinh-xac-nhat
  • Kiểm tra khúc xạ ánh sáng
Kim cương thiên nhiên có khả năng khúc xạ và bẻ cong ánh sáng cực tốt. Vì vậy hãy đặt chúng lên mặt của tờ báo, nếu bạn không nhìn được bất kỳ một chữ nào thì đó là viên kim cương thật, còn nếu bạn vẫn có thể nhìn rõ chữ, thậm chí là đọc được thì đó lại là một viên kim cương giả.
Cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-bang-mat-thuong-chinh-xac-nhat

Viên kim cương không nhìn rõ chữ là viên kim cương thật (trái) so với viên kim cương giả đã nhìn rõ nét chữ trên tờ báo

  • Thả viên kim cương vào cốc nước
Nếu là kim cương thật nó sẽ hoàn toàn chìm xuống đáy cốc, nếu là giả nó sẽ nổi lên hoặc lơ lửng giữa cốc. Nên dành thời gian để kiểm tra thật kỹ viên kim cương theo những hướng dẫn nêu trên. Nếu là viên kim cương thiên nhiên thật sự, nó sẽ xuất sắc vượt qua các bài kiểm tra của bạn ngay thôi.   Xem thêm: Tổng hợp cách nhận biết kim cương thiên nhiên với các loại đá quý Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên  
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên

Kim cương thiên nhiên được mệnh danh là chúa tể của các loại đá quý bởi sự quý hiếm và vẻ đẹp vượt thời gian. Vậy bản chất kim cương thiên nhiên là gì? Nó có cấu tạo ra sao và điều gì làm nên giá trị vĩnh cửu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đá quý xa xỉ bậc nhất có giá trị liên thành này. Mang ý nghĩa “không thể phá hủy” trong tiếng Hy Lạp, Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon song song với than chì. Đây là loại khoáng sản có tính chất vật lý hoàn hảo, độ cứng cao và khả năng khúc xạ tốt nên được ứng dụng nhiều trong công nghiệp. Đặc biệt, chỉ khoảng 20% những viên đá có chất lượng tốt nhất, tinh khiết nhất được chế tác để tạo nên những kiệt tác trang sức không chỉ phụ nữ mà các quý ông trên hành tinh này đều khao khát. Nhưng những người có thể sở hữu một viên kim cương giá trị không nhiều, bởi vậy loại đá quý độc nhất vô nhị này luôn được xem là biểu tượng của vẻ đẹp tuyệt đối cũng như sự giàu có tối thượng.
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên

Chính sự quý hiếm bậc nhất nên số lượng kim cương nhân tạo được sản xuất ra với khối lượng gấp khoảng 4 lần so với kim cương thiên nhiên nhưng chủ yếu được dùng vào mục đích công nghiệp bởi chúng đều là những viên nhỏ và kém hoàn hảo. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ chế tạo đã có những phát triển vượt bậc, những viên kim cương nhân tạo có hình thức, chất lượng không thua gì kim cương thiên nhiên và rất khó nhận biết được bằng mắt thường. Lịch sử cho rằng kim cương đã được hình thành cách đây rất lâu, khoảng 1 tỉ đến 3,5 tỉ năm từ những khoáng vật có chứa carbon dưới nhiệt độ và áp suất cực cao ở sâu trong lòng đất. Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy vào thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên tại Ấn Độ. Đến thế kỷ 18, đây được coi là một “nguồn tài nguyên kim cương duy nhất”. Khi những mỏ này dần cạn kiệt, công cuộc tìm nguồn thay thế bắt đầu và nó đã gây ra cơn sốt khi hàng ngàn người tham gia tìm kiếm khai thác theo quy mô lớn, được biết đến đầu tiên là mỏ Kimberly - Nam Phi. Kim cương thiên nhiên được khai thác hầu hết là ở dạng thô và để trở thành một viên ngọc đẹp phải trải qua quy trình cắt mài hết sức tỉ mỉ dưới tay của các nghệ nhân kim hoàn lành nghề và dụng cụ cắt hiện đại. Phổ biến nhất hiện nay là 10 cách cắt để cho ra những viên kim cương lóng lánh với những hình thù đa dạng, cuốn hút: Kiểu tròn (Round/ Brilliant),  Kiểu vuông (Princess), Kiểu chữ nhật xếp tầng (Emerald), Kiểu hình vuông cắt góc (Asscher), Kiểu hạt thóc (Marquise), Kiểu Oval, Kiểu chữ nhật cắt góc (Radiant), Kiểu trái lê/giọt lệ (Pear), Kiểu trái tim (Heart), Kiểu chữ nhật tròn góc (Cushion).
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Các dạng cắt kim cương phổ biến

Về màu sắc (hay còn gọi là nước kim cương) được chia làm 2 loại: có màu và không màu. Kim cương không màu có thể có màu vàng, lục, nâu nhưng nhạt tới mức có thể coi là không màu và chiếm đại đa số. Kim cương có màu bao gồm màu vàng, màu nâu, màu xám có tông màu tối hơn và (hoặc) độ bão hòa màu cao hơn so với màu “Z” và tất cả kim cương có màu tự nhiên khác. Màu sắc trong tiêu chuẩn 4C là tiêu chí đánh giá mức độ trắng của một viên kim cương. Thế giới có nhiều cách phân cấp màu sắc của kim cương không màu, nhưng phổ biến hơn cả là bảng phân cấp theo chữ cái của GIA, bắt đầu bằng chữ D và kết thúc bằng chữ Z.
nhung-hieu-biet-co-ban-ve-kim-cuong-thien-nhien

Phân biệt màu sắc của kim cương theo tiêu chuẩn 4C

Những thông tin cơ bản về kim cương mà 24Cara cung cấp hy vọng phần nào giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về loại đá quý hiếm bậc nhất này, từ đó có cách nhận biết kim cương thật chính xác nhất.   Xem thêm: Chiêm ngưỡng những viên kim cương đắt nhất thế giới Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất 5 lý do kim cương sở hữu mức giá cực kỳ đắt đỏ
Back to Top