Search

Nhung-vien-kim-cuong-mau-noi-tieng-the-gioi

SỰ THỰC VỀ NHỮNG VIÊN KIM CƯƠNG MÀU

Kim cương màu (Fancy Color Diamond) nổi tiếng với vẻ đẹp rung động lòng người và giá trị liên thành. Nhưng đằng sau vẻ đẹp ấy là những câu chuyện đầy bất ngờ và thú vị mà không phải ai cũng biết. Kim cương màu là những viên kim cương chứa các tạp chất (một nguyên tử bất kỳ trong mạng tinh thể bị thay thế bởi một nguyên tử của nguyên tố khác). Ngoài màu trắng (hay không màu), kim cương còn được biết đến với các màu xanh da trời, xanh lá cây, xanh dương, cam, đỏ, tím, hồng, vàng, nâu và đen. Màu sắc là yếu tố quan trọng trong bảng xếp hạng kim cương. Sự hoàn hảo của một viên kim cương được đánh giá dựa trên các tiêu chí trọng lượng (carat), màu sắc (color), độ tinh khiết (clarity) và kiểu cắt (cut). Tuy nhiên, đối với kim cương màu, tiêu chí đánh giá còn dựa trên độ đậm nhạt và độ thuần khiết về màu sắc của viên đá. Độ quý hiếm Độ quý hiếm của kim cương là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, độ quý hiếm của kim cương màu lại lớn hơn gấp nhiều lần, nhất là những viên kim cương màu lớn và chất lượng. Trong một mỏ kim cương, trung bình cứ 10.000 viên kim cương trắng hoặc không màu mới có một viên kim cương không màu chất lượng cao. Nhưng phải 1 triệu viên kim cương thông thường, người ta mới tìm thấy một viên kim cương màu cỡ lớn và thực sự có chất lượng. John King - Chuyên gia thẩm định chất lượng đá cao cấp tại Viện Đá quý Hoa Kỳ cho biết: Màu sắc của kim cương được quyết định bởi các thành tố hoặc khoáng chất có trong viên đá. Kim cương màu xanh dương có màu từ nguyên tố boron, kim cương màu vàng có màu từ nguyên tố nitrogen, kim cương màu xanh lá cây cực kỳ hiếm và để viên đá có màu này cách duy nhất là thông qua quá trình nhiễm xạ trong lòng đất. Kim cương màu hồng có được là kết quả của quá trình “biến đổi cấu trúc bên trong của viên đá”, chúng được khai thác chủ yếu ở mỏ Argyle (Úc), khi mỏ này hết những viên kim cương hồng, thế giới kim cương chắc hẳn sẽ là nơi ít màu sắc hơn. Hệ quang phổ Kim cương ít khi xuất hiện ở những màu sắc đơn nhất, chính vì vậy những viên kim cương có màu hồng thuần nhất, xanh thuần nhất và vàng thuần nhất được coi là những viên kim cương giá trị nhất. Những màu sắc xác định mang tính miêu tả được áp dụng với tỷ lệ màu khác nhau trong một viên đá. Viên kim cương có màu vàng hoặc màu cam có thể miêu tả là màu vàng nhạt cam, màu vàng cam, cam vàng, màu cam vàng có lẫn màu xám, tất cả phụ thuộc vào tỷ lệ của nước màu cam. GIA sử dụng 27 tên chuẩn khác nhau để miêu tả màu sắc ở những viên kim cương nhưng bạn trên thực tế có tới hơn 270 biến thể màu. Không giống với những viên kim cương trắng càng tinh khiết càng tốt, những viên kim cương màu thì độ đậm của màu sắc mới là yếu tố quan trọng. Trong đó, những viên kim cương hồng luôn có sức quyến rũ và mời gọi lớn nhất trong số những viên kim cương màu. Đây là loại kim cương được mua vào nhiều nhất với những mức giá được đưa ra cực kỳ cao. Tiêu biểu là viên kim cương Graff được nhà nữ trang Laurence Graff bán vào tháng 11/2010 tại nhà đấu giá Sotheby’s Geneva. Với màu hồng fancy vivid, trọng lượng 24,78 carat,Graff đã đạt mức giá kỷ lục là 46,3 triệu USD. Các đại gia siêu giàu từ Trung Đông, Nga và châu Á đều khau khát và trả bất cứ giá nào để có được những viên đá màu hồng xuất hiện rất hiếm hoi trên thị trường mỗi năm.
Su-thuc-ve-nhung-vien-kim-cuong-mau

Dây chuyền gắn viên kim cương màu hồng quý hiếm của hãng trang sức Tiffany & Co

Kim cương màu hồng và đỏ Kim cương hồng là loại kim cương màu được giới thượng lưu yêu thích nhất, chúng có giá đắt hơn những viên kim cương không màu từ 5 đến 100 lần. Đa số những viên kim cương hồng trên thế giới đều được khai thác tại mỏ Argyle. Những viên kim cương màu đa số đều có tạp chất, nhưng kim cương hồng ở mỏ Argyle lại rất tinh khiết. Chúng được tìm thấy từ một loại đá có tên là Lamproite, chúng đã có một cuộc hành trình cực kì khắc nghiệt xuyên suốt lớp vỏ trái đất. Loại đá quý đặc biệt này và sự dịch chuyển lên bề mặt trái đất cho thấy là sẽ không tìm được mỏ nào khác khác giống với Argyle. Vì thế, khi mỏ Argyle cạn kiệt vào năm 2017, cũng là lúc chúng ta phải nói lời tạm biệt những viên kim cương màu hồng. Argyle đã đưa ra  50 hoặc hơn những viên kim cương hồng đẹp nhất của họ mỗi năm trong một cuộc đấu thầu chào giá kín. Trong một số phiên đấu giá còn có một viên kim cương màu đỏ hoặc là màu xanh dương và sự kiện này được thông báo rộng rãi.
Su-thuc-ve-nhung-vien-kim-cuong-mau

Bảng phân loại màu sắc kim cương hồng ở mỏ Argyle

Kim cương màu nâu (màu rượu sâm panh) Đây là những viên kim cương có giá phải chăng nhất chỉ bằng ⅓ giá của những viên kim cương trắng. Có thể bạn sẽ chọn những viên kim cương với màu sắc yêu thích thay vì chọn những viên kim cương theo giá trị của chúng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến độ đậm nhạt và độ pha màu của loại kim cương này. Những viên kim cương có màu ấm sẽ thu hút hoặc có giá hơn so với màu nâu pha màu xanh lá cây. Những những viên kim cương màu nâu pha hồng lại khan hiếm và có giá cực cao. Kim cương màu xanh dương Viên kim cương màu xanh đại dương nổi tiếng nhất phải kể đến là viên kim cương “Hy vọng”. Chính vẻ đẹp ma mị cùng những lời nguyền chết chóc ám ảnh đã khiến nó trở nên vô cùng đắt giá và trở thành huyền thoại trong giới kim cương mà bất kỳ ai cũng khao khát. Tuy nhiên, chính vì lịch sử đẫm máu như vậy, hiện nay nó không thuộc sở hữu của cá nhân nào mà được trưng bày tại viện Washington's Smithsonian.
Su-thuc-ve-nhung-vien-kim-cuong-mau

Viên kim cương tai ương nổi tiếng mang tên "Hope"

Viên kim cương màu xanh lá cây Những viên kim cương màu xanh lá cây cực kỳ hiếm và để có được màu sắc đẹp đẽ như vậy, chúng phải trải qua quá trình tụ nhiễm chất phóng xạ như uranium. Để nghiên cứu loại kim cương này cần đến sự phân tích từ viện nghiên cứu đá quý hàng đầu. Viên kim cương màu vàng và màu cam Kim cương màu vàng hoặc cam là những viên đá có màu sắc rực rỡ hơn màu F trong bảng màu của GIA từ D - Z. Chứng có giá trị tương đương với những viên kim cương màu trắng và mức giá sẽ tăng lên tỉ lệ thuận với cường độ màu Viên kim cương màu trắng sữa Sở dĩ viên kim cương có màu trắng sữa là vì chúng có các dãy bao thể cực nhỏ màu sữa, được mua bởi các nhà sưu tầm dị vật. Chúng rẻ hơn rất nhiều so với những viên kim cương không màu trong suốt Viên kim cương màu đen Những viên kim đen tự nhiên thường có nhiều khiếm khuyết trên bề mặt và những tạp chất lẫn bên trong khiến chúng có màu đen đục và hầu như ánh sáng không xuyên qua được. Những viên kim cương được chế tác thành đồ trang sức đều được chiếu tia xạ làm cho chúng có màu tối hơn và khi nhìn bằng mắt thường chúng sẽ có màu đen. Những viên kim cương này phổ biến ở dòng trang sức cao cấp và chủ yếu được sử dụng trong trang sức nam tạo cảm giác sang trọng, quyền uy.   Xem thêm: Những viên kim cương màu nổi tiếng thế giới Những viên kim cương hồng được khao khát nhất thế giới Tại sao kim cương màu lại đắt và màu nào là màu đắt nhất    
Huong-dan-do-size-nhan-tai-nha

HƯỚNG DẪN ĐO SIZE NHẪN TẠI NHÀ

Hướng dẫn đo size nhẫn dưới đây sẽ giúp bạn chọn được nhẫn ưng ý, vừa tay mà không phải đến cửa hàng trang sức hoặc mua nhẫn online Những cách đo size nhẫn dưới đây đều hết sức đơn giản mà bạn có thực hiện ngay tại nhà một cách dễ dàng Cách 1: Hãy chọn một chiếc nhẫn vừa với ngón tay mong muốn của bạn, sau đó lấy thước kẻ đo đường kính vòng trong của chiếc nhẫn. Đối chiếu số mm của thước với kích thước đường kính của bảng kích thước dưới đây. Số đo size nhẫn của bạn sẽ tương đương bảng size nhẫn dưới đây Cách 2: Nếu bạn không có nhẫn vừa tay để đo, hãy lấy một sợi chỉ hoặc một dải dây có bản ngang chừng 5mm. Sau đó quấn một vòng quanh ngón tay cần đeo nhẫn. Đánh dấu lại và dùng thước kẻ đo chiều dài của vòng dây ấy ra chu vi của vòng nhẫn. Lấy kết quả chu vi theo đơn vị mm chia cho 3.14 sẽ ra đường kính của vòng nhẫn và đối chiếu với bảng size dưới đây
Huong-dan-do-size-nhan-tai-nha

Dùng dây vải đo vòng ngón tay để được size nhẫn của bạn

 
Huong-dan-do-size-nhan-tai-nha

Bảng size nhẫn

  Xem thêm: 4 lời khuyên vàng khi chọn mua trang sức Lựa chọn trang sức kim cương phù hợp với gương mặt
Bảng phân loại độ tinh khiết của kim cương theo tiêu chuẩn 4C

ĐỘ TINH KHIẾT ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG KIM CƯƠNG NHƯ THẾ NÀO

Độ tinh khiết (Clarity) của kim cương là một trong 4 tiêu chuẩn của GIA cùng với màu sắc, trọng lượng và giác cắt để đánh giá độ hoàn hảo và giá trị của viên kim cương Được hình thành ở sâu trong lòng đất với nhiệt độ và áp suất cực cao, những viên kim cương ít nhiều cũng có những “tỳ vết” nhất định. Những “tỳ vết” này có thể hoặc không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bằng chứng là chỉ 20% kim cương thô khai thác đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong ngành công nghiệp trang sức. Ảnh hưởng của những khuyết điểm đến độ hoàn hảo và giá trị của viên kim cương Những viên kim cương có độ tinh khiết cao (nói cách khác là không có tạp chất hoặc rất ít) sẽ cực kỳ hoàn hảo, độ chiếu sáng tốt, nếu đảm bảo được yếu tố về màu sắc và giác cắt, viên kim cương đó sẽ có giá rất đắt, thậm chí là vô giá. Ngược lại, những viên kim cương có lẫn tạp chất, vết mờ hoặc bong bóng nhỏ sẽ làm giảm độ sắc nét, ảnh hưởng đến đường đi của ánh sáng khiến chúng mất đi vẻ đẹp và độ long lanh vốn có cho dù nó có màu sắc đẹp và chất lượng chế tác tốt.
Do-tinh-khiet-anh-huong-toi-chat-luong-kim-cuong-nhu-the-nao

Bảng phân loại độ tinh khiết của kim cương theo tiêu chuẩn 4C

 
Ký hiệu Mô tả
FL Flawless: Không có tỳ vết, đốm mờ cả bên ngoài và bên trong viên kim cương
IF Internally Flawless: Không có tỳ vết, đốm mờ bên trong, chỉ có những bụi nhỏ bám bên ngoài
VVS1, VVS2 Very very Slightly Included: Có các tỳ vết và đốm mờ rất nhỏ, rất khó thấy khi soi dưới kính lúp 10x VVS1: Tỳ vết nhỏ và nông cực kỳ khó thấy, có thể dễ dàng loại bỏ khi đánh bóng nhẹ VVS2: Có tỳ vết rất khó thấy. Phân biệt VVS1 và VVS2 dựa trên mức độ khó thấy của tỳ vết
VS1, VS2 Very  Slightly Included: Các tỳ vết và đốm mờ nhỏ từ dễ thấy đến hơi khó thấy
SI1. SI2 SI1: các tỳ vết dễ thấy và SI2: các tỳ vết rất dễ thấy. Các tỳ vết hoặc đốm mờ thường nằm ở trung tâm của viên kim cương và có thể thấy ngay. Với trường hợp SI2, các đốm mờ hoặc tỳ vết có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu quan sát viên kim cương khi đặt chúng trên một tờ giấy trắng
I1, I2, I3 Là các tỳ vết, đốm mờ có thể thấy rõ bằng mắt thường khi quan sát viên kim cương từ trên xuống. Đặc biệt, ở cấp độ I3, những tỳ vết này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của viên kim cương
Một số lưu ý khác: Thang đánh giá độ tinh khiết của kim cương chủ yếu tập trung vào độ lớn và số lượng các tỳ vết mà ít khi tập trung đánh giá đến độ đậm nhạt và vị trí của chúng. Những khiếm khuyết này cũng phần nào quyết định đến việc những tỳ vết ấy có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay không. Những tỳ vết có độ đậm nhạt khác nhau cũng ảnh hưởng đến viên đá khi nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu tỳ vết nằm ở chính giữa viên kim cương thì ta không làm gì được, nhưng nếu tỳ vết đó nằm ở cạnh hay các gờ thì các thợ kim hoàn giỏi có thể khéo léo che đi bằng chấu nhẫn hoặc dây chuyền sẽ giúp viên kim cương trở nên tinh khiết hơn Vì vậy khi chọn mua kim cương, đặc biệt là những viên kim cương lớn, ta không chỉ kiểm tra chúng bằng giấy kiểm định, mà cần phải dùng kính lúp để kiểm tra trực tiếp viên đá. Nên chọn những viên đá có tỳ vết mờ hoặc tỳ vết ở ngay cạnh sẽ phần nào không ảnh hưởng tới độ tinh khiết hoặc dễ dàng bị che đi Ảnh hưởng của tỳ vết đến kích thước của viên kim cương Viên kim cương càng lớn, các tỳ vết càng dễ nhận thấy bằng mắt thường vì vậy càng cần phải chú trọng tới độ tinh khiết hơn, Những viên kim cương từ 2 carat trở lên thì độ tinh khiết tối thiểu phải đạt được là VS2. Đối với những viên kim cương 1 - 2 carat thì độ tinh khiết tối thiểu nên đạt SI1. Nếu viên kim cương từ 1 carat trở xuống, độ tinh khiết chỉ cần đạt VS2 là đủ.   Xem thêm: Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA Các tiêu chuẩn giá trị đánh giá đá quý Mẹo chọn mua kim cương theo nét cắt
Đường đi của ánh sáng trong nét cắt nông, cắt sâu và cắt lý tưởng

MẸO CHỌN MUA KIM CƯƠNG THEO NÉT CẮT

Nét cắt kim cương là số lượng mặt cắt và tỷ lệ phân cắt của kim cương để nó đạt được độ chiếu sáng rực rỡ nhất. Đây là tiêu chí ảnh hưởng lớn nhất đến vẻ ngoài của viên kim cương theo tiêu chuẩn 4C của GIA bao gồm: màu sắc, độ tinh khiết, khối lượng và nét cắt kim cương. Viên kim cương được cắt lý tưởng nó sẽ phản xạ lại toàn bộ ánh sáng ở mặt trên tỏa ra độ lấp lánh tối đa giúp nó trông trắng hơn so với nước màu thật của nó đồng thời giúp những khuyết điểm trên viên đá khó bị nhận biết hơn.  Nhưng nếu nét cắt kim cương quá sâu, ánh sáng sẽ tỏa ra ở các cạnh xung quanh hoặc quá nông làm ánh sáng tỏa ra phía dưới viên kim cương làm nó mất đi độ lấp lánh.
Meo-chon-kim-cuong-theo-net-cat

Đường đi của ánh sáng trong nét cắt nông, cắt sâu và cắt lý tưởng

Những cấp độ nét cắt kim cương theo tiêu chuẩn của GIA: Dựa vào số lượng mặt cắt và tỷ lệ nông sâu ta phân chia cấp độ nét cắt kim cương theo các tiêu chuẩn sau: Nét cắt kim cương lý tưởng: Độ ánh lửa và độ sáng tối đa. Phản xạ hầu như tất cả các tia sáng chiếu vào kim cương, tạo ra tuổi thọ và độ lấp lánh đặc biệt. Chỉ những nhà chế tác bậc thầy mới tạo ra viên kim cương với nét cắt hoàn hảo như vậy. Nét cắt kim cương rất tốt: Phản xạ vừa đủ hầu hết tất cả các tia sáng chiếu vào kim cương, cho ra ánh lửa và độ sáng vượt trội. Dưới điều kiện chiếu sáng bình thường, nhìn giống với nét cắt hoàn hảo nhưng có giá thấp hơn. Nét cắt kim cương tốt: Phản xạ hầu hết ánh sáng chiếu vào viên kim cương, với hình dạng trên trung bình. Có giá trị tuyệt hảo so với các phân loại nét cắt cao hơn. Nét cắt kim cương khá: Cho phép lượng ánh sáng lớn đi vào viên kim cương và thoát ra tại các mặt bên hoặc đáy dưới, giảm độ sáng và ánh lửa mà mắt thường nhìn thấy được. Thường được chấp nhận đối với các viên kim cương nhỏ hơn 0,75 carat khi khó nhận biết độ khác biệt giữa các tia lửa. Nét cắt kim cương kém: Cho phép hầu hết ánh sáng đi vào viên kim cương và thoát ra ở mặt bên hoặc đáy dưới. Viên kim cương trông có vẻ thô kệch và thiếu sinh động, kể cả đối với mắt người không có kinh nghiệm. Mẹo chọn mua kim cương theo nét cắt Nét cắt kim cương là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định vẻ đẹp tổng thể của một viên kim cương, bởi vì một viên kim cương nếu cắt kém sẽ không thể phát ra ánh sáng rực rỡ dù với độ tinh khiết và cấp độ màu sắc khá cao. Ngược lại, một viên kim cương dù có nước màu hoặc độ tinh khiết hơi thấp cũng có thể trở nên đẹp hơn nếu được nét cắt tốt. Đối với kim cương dạng tròn, nét cắt tối thiểu phải đạt rất tốt hay lý tưởng để đảm bảo viên kim cương có thể chiếu sáng tốt nhất. Đối với những dạng khác, nét cắt có thể chỉ cần đạt cấp độ tốt là đã đảm bảo đủ độ sáng Bên cạnh cấp độ của nét cắt, bạn cũng nên đảm bảo độ bóng và độ đối xứng giữa các mặt các cạnh cũng phải đạt rất tốt hay lý tưởng, những cấp độ thấp hơn có thể sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của viên đá dù nét cắt khá tốt. Đối với những ai quan tâm nhiều đến kích cỡ viên đá, bạn vẫn có thể chọn những viên kim cương có nét cắt khá hay tốt, đặc biệt là những dạng khác tròn. Viên kim cương của bạn sẽ không thể lấp lánh rực rỡ như những viên được cắt tốt với cùng mức giá, nhưng bù lại, kích cỡ của nó sẽ lớn hơn đáng kể. Tuy nhiên, dù thế nào bạn cũng không nên chọn những viên kim cương có nét cắt kém. Bởi vì gần như nó không thể chiếu sáng và việc trao đổi mua bán với chúng ít khi được chấp nhận, cho dù với mức giá rất thấp.   Xem thêm: 10 cách cắt kim cương phổ biến nhất hiện nay Sự thật phía sau những viên kim cương Hearts & Arrows Lựa chọn trang sức kim cương phù hợp với gương mặt
Cac-tieu-chuan-gia-tri-danh-gia-da-quy

CÁC TIÊU CHUẨN GIÁ TRỊ ĐÁNH GIÁ ĐÁ QUÝ

Đá quý nói chung là một trong những loại khoáng vật được tìm thấy trong tự nhiên được hình thành do quá trình địa chất hoặc sinh vật trong thời gian dài và có giá trị quý hiếm. Đá quý hiện nay có khoảng 100 loại trên tổng số 5070 loại khoáng sản và để được gọi là đá quý, chúng phải có những tiêu chuẩn giá trị dưới đây. ĐẸP Viên đá quý được đánh giá là đẹp nếu nó có đầy đủ các yếu tố màu sắc, độ tinh khiết, phản xạ ánh sáng tốt và các hiệu ứng quang học đặc biệt. Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng và giá trị của đá quý Màu sắc càng tươi, đậm và rõ nét thì viên đá đó càng đẹp và có giá trị lớn, tiêu biểu như sapphire, ruby, emerald ngọc lục bảo, ngọc phỉ thúy là những loại đá quý có màu sắc đẹp và rực rỡ nhất. Độ tinh khiết: Một viên đá quý không bị nứt vỡ, không có tạp chất, đốm mờ, độ tinh khiết càng cao thì giá trị càng lớn. Độ phản xạ ánh sáng càng cao, lấp lánh lôi cuốn thị giác người nhìn khi có ánh sáng chiếu vào sẽ có giá trị cực cao, tiêu biểu là kim cương - “nữ hoàng của các loại đá quý”. Hiệu ứng quang học: một số hiệu ứng quang học có thể kể đến như hiệu ứng thay đổi màu sắc, hiệu ứng ngũ sắc hay hiệu ứng ánh sao…
Cac-tieu-chuan-gia-tri-danh-gia-da-quy

Một số loại đá quý tiêu biểu

HIẾM Với tư tưởng quý đi đôi với hiếm và những gì hiếm thì mới quý và có giá trị. Độ hiếm tiêu biểu trong dòng đá quý vượt xa cả kim cương ắt hẳn phải kể đến loại đá Alexandrite có khả năng thay đổi màu kỳ diệu dưới những nguồn ánh sáng khác nhau. Đá Alexandrite được tìm thấy khá muộn vào năm 1834 tại Nga vào đúng thời điểm  Sa Hoàng tương lai của Nga, Alexander II (1818-1881) làm lễ trưởng thành. Nó có màu đỏ và xanh lá, trùng với màu sắc tiêu biểu của Hoàng gia Nga xưa, nên được đặt theo tên của Sa Hoàng Nga tương lai - Alexandrite. Ngày nay ngoài Nga thì Brazil, Sri Lanka, Tanzania, India, Burma, Madagascar và Zimbawe cũng xuất hiện các mỏ của loại đá này nhưng lại không có tính chất đổi màu kỳ diệu như những viên đá xuất xứ tại Nga BỀN Giống với bất kỳ thứ sản phẩm hay đồ dùng nào, độ bền của đá quý cũng là một tiêu chuẩn hết sức quan trọng để đánh giá giá trị của nó.  Đá quý có độ bền cao sẽ giúp hạn chế các tác động từ bên ngoài trong quá trình sử dụng như va chạm, trầy xước, hóa chất Độ cứng là khả năng chịu được tác động của va đập. Đá quý phải có độ cứng từ 7 trở lên trong thang độ cứng Mohs thì mới ít có khả năng bị vỡ hay trầy xước. Tuy nhiên một số loại đá có độ cứng thấp nhưng có vẻ đẹp, độ phản xạ ánh sáng hay hiệu ứng quang học đặc biệt vẫn được coi là đá quý nhưng trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải giữ gìn và bảo quản chúng cẩn thận Độ dai: có thể kể đến là ngọc phỉ thúy do có cấu trúc đặc biệt nên độ cứng thấp nhưng lại rất dai Độ bền hóa học: Khi sử dụng đá quý làm trang sức đeo hàng ngày, chúng khó tránh khỏi phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, dầu gội, sữa tắm, xà phòng, thuốc làm tóc, nhiệt độ cao...Bởi vậy, đá quý bắt buộc phải có độ bền để chống lại sự ăn mòn của hóa chất độc hại. Ba tiêu chuẩn trên vô cùng quan trọng và quyết định trực tiếp đến giá trị của một viên đá quý. Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng mạnh của ngành công nghiệp đá quý thì giá trị của chúng còn bị chi phối bởi một số tiêu chuẩn khác THỊ HIẾU Thị hiếu của con người là thứ luôn thay đổi và biến động theo thời gian, vùng miền, văn hóa. Ví dụ: ngọc phỉ thúy là loại đá quý được ưa chuộng ở các nước phương Đông trong khi các nước Phương Tây lại ít coi trọng loại đá này. Về khía cạnh thời gian, ở thời cổ đại, đá Opal được cho là có khả năng bảo vệ con người khỏi ma quỷ, khi đó chúng có giá trị lớn hơn vàng, nhưng ngày nay giá trị này đã dần thay đổi đi rất nhiều khi con người không còn mấy tim vào ma quỷ nữa. CHẤT LƯỢNG CHẾ TÁC Đá quý sau khi được khai thác sẽ ở dạng thô không được lấp lánh và có hình dáng như mong muốn và để làm thành đồ trang sức cần qua công đoạn cắt gọt,mài giũa.  Nếu viên đá đó được một nghệ nhân tài ba chế tác, vẻ đẹp và giá trị của nó sẽ lớn hơn rất nhiều lần KHỐI LƯỢNG CARAT Đá quý có khối lượng carat càng lớn thì giá trị của chúng càng cao. Bên cạnh đó những loại đá dùng làm đồ trang sức không nên quá lớn hoặc nặng sẽ gây khó khăn khi con người mang theo bên mình. Tiêu chuẩn này không áp dụng với những loại đá quý dùng làm vật phong thủy. TÍNH ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ Đá quý phải phải được công nhận bởi các chuyên gia và có giá trị ổn định trong một thời gian dài để dùng làm đồ trang sức hay của cải cất giữ.   Xem thêm: Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA Độ tinh khiết ảnh hưởng tới chất lượng kim cương như thế nào  
ban-biet-gi-ve-giay-chung-nhan-kim-cuong-cua-GIA

BẠN BIẾT GÌ VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG CỦA GIA

Giấy chứng nhận kim cương là một loại chứng chỉ được yêu cầu bắt buộc khi mua kim cương để đảm bảo chắc chắn rằng đó là một viên kim cương thiên nhiên thật sự. Giấy chứng nhận kim cương của GIA là một tiêu chuẩn uy tín mà hầu hết các cơ sở trang sức trên thế giới áp dụng. GIA là gì? GIA (Gemological Institute of America) - Viện Ngọc học Hoa Kỳ được thành lập năm 1931 là một tổ chức phi lợi nhuận về đào tạo, giám định kim cương, đá màu, ngọc trai và đồ trang sức uy tín hàng đầu thế giới.
ban-biet-gi-ve-giay-chung-nhan-kim-cuong-cua-GIA

Giấy chứng nhận kim cương của GIA

GIA đã xây dựng nên hệ thống kiểm định kim cương, đá quý dựa trên tiêu chuẩn 4C bao gồm 4 yếu tố quyết định đến chất lượng và giá trị của một viên kim cương đó là trọng lượng (Carat), màu sắc (Color), độ tinh khiết (Clarity) và giác cắt (Cut). Kiểm định theo tiêu chuẩn 4C của GIA là kiểm định công bằng, nghiêm ngặt, nổi tiếng và phổ biến nhất trên thị trường kim cương và đá quý thế giới. Giấy chứng nhận kim cương của GIA có 2 loại: Báo cáo phân loại kim cương (Diamond Grading Report) dùng để đánh giá, kiểm định những viên kim cương trên 1 carat và Hồ sơ kim cương (Diamond Dossier) để kiểm định những viên kim cương dưới 1 carat. Báo cáo phân loại kim cương của GIA gồm những thông tin sau:   Hồ sơ kim cương của GIA: Đối với những viên kim cương nhỏ dưới 1 carat, GIA sẽ đưa ra giấy chứng nhận kim cương một cách ngắn gọn và xúc tích nhất giống với báo cáo phân loại kim cương, tuy nhiên sẽ không có ảnh đo độ tinh khiết. Để giải thích cho lý do này là bởi vì những khuyết điểm nhỏ của những viên kim cương dưới 1 carat sẽ không ảnh hưởng gì đến vẻ ngoài của nó. Với mỗi một viên kim cương có giấy chứng nhận kim cương của GIA sẽ có số báo cáo giúp bạn xác thực viên kim cương một cách dễ dàng tại mọi thời điểm.   Xem thêm: Các tiêu chuẩn giá trị đánh giá đá quý Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất
Bảng phân loại độ tinh khiết của kim cương theo tiêu chuẩn 4C

CÁCH PHÂN BIỆT LY VÀ CARAT KHI CHỌN MUA KIM CƯƠNG

Carat và ly là hai từ bạn được nghe rất nhiều mỗi khi chọn mua kim cương. Nhưng bạn đã biết khi nào dùng carat hay khi nào dùng ly chưa? Hiểu rõ hai khái niệm này sẽ giúp bạn chọn mua kim cương được dễ dàng hơn Thế nào là carat và ly? Khi chọn mua kim cương, có thể bạn nghe thấy carat nhiều hơn và nó chính là đơn vị đo khối lượng của đá quý, hay cụ thể là kim cương. Một carat tương đương với 200mg (0,2g). Còn ly là chỉ kích thước của viên kim cương. Một ly bằng một milimet. Tuy nhiên, trong giao dịch kim cương, sẽ rất khó khăn để so sánh giá trị của kim cương theo kích thước bởi mỗi viên lại có những hình dáng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình oval, giọt lệ...Bởi vậy, trong giao dịch quốc tế, người ta dùng đơn vị carat để xác định giá. Nếu trọng lượng của viên kim cương nhỏ hơn 1 carat, người ta dùng points hoặc cents, và 100 points sẽ bằng 1 carat. Bạn cũng đừng nên nhầm lẫn carat kim cương và karat để chỉ độ nguyên chất của vàng.
cach-phan-biet-ly-va-carat-khi-chon-mua-kim-cuong

Hình ảnh so sánh độ lớn của kim cương tròn theo ly và carat

So sánh độ lớn của viên kim cương theo ly và carat Thông thường, viên kim cương có số ly càng lớn thì khối lượng carat cũng càng lớn.  Song, hai viên kim cương có ly bằng nhau chưa hẳn carat đã bằng nhau, hoặc ngược lại, hai viên kim cương có cùng carat chưa chắc số ly của chúng cũng bằng nhau, bởi mỗi viên kim cương sẽ được cắt theo một tỷ lệ nông, sâu khác nhau. Bởi vậy việc quy đổi hai đơn vị này là không thể nhưng bạn cũng có thể đối chiếu chúng một cách tương đối theo bảng dưới đây:
cach-phan-biet-ly-va-carat-khi-mua-kim-cuong

Bảng quy đổi khối lượng và kích thước của viên kim cương được cắt theo đúng tiêu chuẩn

  Trong tự nhiên, kim cương có carat càng lớn càng hiếm, bởi vậy, giá trị của viên kim cương không được tính theo từng carat mà viên kim cương đó càng lớn, giá trị theo từng carat lại càng cao. Có thể hiểu đơn giản, 2 viên kim cương 1 carat sẽ có giá thấp hơn nhiều so với một viên kim cương 2 carat. Hoặc một viên kim cương 1,91 carat sẽ có giá thấp hơn nhiều so với một viên 2 carat, mặc dù khi so sánh tương quan giữa hai viên kim cương này không lớn. Đây cũng là một mẹo khá hay và tiết kiệm khi bạn đang có ý định chọn mua kim cương cho mình đấy nhé!   Xem thêm: Mẹo chọn mua kim cương theo nét cắt 4 lời khuyên vàng khi chọn mua trang sức Hướng dẫn đo size nhẫn tại nhà  
nhung-su-that-ve-kim-cuong-co-the-ban-chua-biet

KIM CƯƠNG – THẦN HỘ MỆNH CHO GIA CHỦ SINH THÁNG 4

Được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại đá quý”, kim cương được hình thành trong lòng Trái Đất cách đây hàng tỷ năm, hấp thụ những tinh hoa của trời đất xong lại mang trong mình vẻ thanh khiết đến hoàn hảo cùng độ cứng chắc vi diệu. Nếu bạn sinh tháng 4, kim cương chính là vị thần hộ mệnh dành cho bạn.
Kim cương - Thần hộ mệnh cho gia chủ sinh tháng 4

Nếu bạn sinh tháng 4 - kim cương chính là thần hộ mệnh cho bạn

Với vẻ đẹp bất tận, kim cương là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang và lòng dũng cảm. Đặc biệt, chúng còn là biểu tượng bất diệt trong tình yêu đôi lứa. Trong ý nghĩa tâm linh, kim cương không chỉ phù hợp với người sinh tháng 4 mà còn phù hợp với những người tuổi Tuất. Đeo trang sức kim cương giúp mang lại may mắn và thành công cho bạn, giúp bạn lấy lại cân bằng, trí lực, sự nhiệt huyết trong công việc, cuộc sống, sự thăng hoa trong tình yêu. Đồng thời bảo bọc, che chở bạn khỏi những sức mạnh đen tối, những thế lực thù địch từ bên ngoài. Xuất phát từ nguồn gốc, “Diamond” - kim cương có nguồn gốc từ "Adamas" trong thần thoại Hy Lạp, nghĩa là bất khả chiến bại. Bên cạnh sắc sáng trắng thuần khiết, kim cương thiên nhiên còn có một loạt các màu khác như xanh dương, xanh lá cây, hồng, đỏ, tím, cam, vàng, đen. Màu sắc của kim cương thiên nhiên được quyết định bởi loại tạp chất có trong quá trình hình thành của đá. Ví dụ như màu vàng do thành phần của ni-tơ hoặc màu xanh được tạo bởi hợp chất boron. kim-cuong-than-ho-menh-cho-gia-chu-sinh-thang-4 Chưa có một lý do cụ thể nào về mối liên kết giữa tháng sinh và các loại đá quý. Tuy nhiên, các bản lưu của Kinh thánh xa xưa, có một chi tiết về vòng đá bao gồm 12 loại đá khác nhau được đeo trên người một vị Linh mục tối cao gắn liền với các cung hoàng đạo. Kể từ đó, người ta đeo đá quý theo tháng sinh nhất định của mình và coi chúng như bùa hộ mệnh. Năm 1912, Hiệp hội trang sức quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một danh sách các loại đá quý khác nhau ứng với từng tháng sinh.Theo danh sách đó thì kim cương là đá quý đại diện cho tháng 4 và những ai sinh vào tháng 4 sẽ đặc biệt phù hợp với loại đá quý này. Là viên ngọc thấm đẫm lịch sử huyền bí lại mang vẻ đẹp thanh tao thoát tục, kim cương được hàng triệu triệu người trên thế giới khao khát ngưỡng mộ. Nếu bạn sinh tháng 4, hãy chọn mukim cương hoàn hảo ngay hôm nay để đồng hành và che chở cho mình nhé.   Xem thêm: Bí quyết chọn trang sức đá quý hợp phong thủy Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn theo phong thủy  
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ VIÊN KIM CƯƠNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI GIÁ…2 TỶ ĐÔ

Phải mất hàng tỷ năm Trái Đất mới nuôi dưỡng được một thứ khoáng chất với tên gọi là “Kim cương”. Với những đặc tính mà tạo hóa đã ban tặng, kim cương nghiễm nhiên trở thành tinh hoa của nhân loại mà con người hàng ngàn năm nay luôn trân quý. Tiêu biểu là Cullinan - viên kim cương lớn nhất thế giới khiến cả thế giới phải trầm trồ, sự xuất hiện của nó cũng là một câu chuyện hài hước và dí dỏm. Cullinan là viên kim cương lớn nhất thế giới mà con người tìm được từ trước đến nay, nó có khối lượng lên tới 3.106,75 cara (621,350 g) và giá trị ước tính khoảng...2 tỷ USD ? Vào một ngày đẹp trời của tháng 1 năm 1905, tại mỏ Premier thuộc tỉnh Gauteng, cách thủ đô nước Cộng hoà Nam Phi là Pretoria chừng 40 km. Người quản lý Frederick Wells trong lúc đi kiểm tra đã vô tình vấp phải “hòn đá” to bằng nắm tay,  vì cho rằng đây là mảnh thủy tinh mà đám công nhân găm lại để trêu ông. Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, “mảnh thủy tinh” ấy lại phát ra thứ ánh sáng lấp lánh hấp dẫn ánh mắt tò mò của ông. Ông dùng con dao bỏ túi để lấy nó ra khỏi lớp đất đá bao quanh, lau chùi sạch sẽ rồi đem về nhà nghiên cứu kỹ. Thật không thể tin được! Kể từ giây phút ấy, nó trở thành viên kim cương lớn nhất thế giới với tên gọi được đặt theo người chủ khu mỏ Thomas Cullinan. Sau khi được công bố, người ta phong danh hiệu cho nó là “Ngôi sao sáng nhất châu Phi”
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Viên kim cương Cullinan là viên kim cương thô lớn nhất thế giới

Hai năm sau, nhân dịp sinh nhật lần thứ 66 của Vua Edward VII, Vương quốc Anh, chính phủ Transvaal không ngần ngại bỏ ra 1,6 triệu Euro để mua lại viên kim cương Culinan làm vật cống tặng cho quốc vương để thể hiện lòng trung thành và biết ơn của người dân Nam Phi với công cuộc khai sáng đất nước. Tuy còn nhiều băn khoăn, xong Vua Edward VII vẫn vui vẻ đón nhận món quà vô giá này và hứa sẽ giữ gìn và bảo vệ nó trong bảo tàng hoàng gia mãi mãi. Công cuộc vận chuyển viên kim cương lớn nhất thế giới này đến Anh cũng là một hành trình đầy kịch tính. Chính quyền thuộc địa Transvaal đã phải dùng phương án nghi binh để đánh lừa những đối tượng có ý đồ muốn chiếm đoạt viên kim cương này bằng cách để viên kim cương giả lên tàu rồi cho binh lính ngày đêm canh gác. Trong khi đó, viên kim cương thật lại được đóng gói và gửi đến cung điện Buckingham qua đường bưu điện như một kiện hàng bình thường. Vượt qua chặng đường đầy rủi ro rình rập, một tháng sau đó nó đã cập bến Hoàng gia Anh và được đưa tới xưởng chế tác kim cương của nghệ nhân Joseph Asscher - thợ chế tác kim cương điêu luyện nhất thời bấy giờ.
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Nhà chế tác tài ba Joseph Asscher bên viên kim cương Cullinan kỷ lục

Công nghệ chế tác kim cương thời bấy giờ còn thô sơ, khó khăn và rất nguy hiểm, bởi chỉ một nhát cắt không đúng có thể hủy hoại mọi thứ. Trải qua 3 tháng ròng rã nghiên cứu cách cắt viên kim cương này sao cho không lãng phí dù chỉ là một mảnh vụn trên bàn, ông đã đưa nhát cắt đầu tiên. Thật không may lưỡi dao bị vỡ ngay lập tức và những mảnh vụn kim cương rơi ra. Ông giam mình vài ngày như sự hối lỗi về sai sót của mình. Khi cắt thành công nhát cắt đầu tiên, ông vui sướng đến nỗi ngất đi tới 38 ngày và sau khi tỉnh lại, ông chiết tách thành công 9 viên kim cương nhỏ mang những nét phù hợp cho từng mục đích sử dụng và 96 viên nhỏ từ những mảnh vụn của viên kim cương khổng lồ.
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

9 viên kim cương được chiết tách từ Cullinan và chế tác của nó

Viên kim cương lớn nhất mang tên Cullinan I được chế tác có hình trái lê với 78 mặt nặng 530,2 cara (106,08 g) , đường kính 53mm x 44mm x 29mm & có tất cả 76 cạnh. "Cullinan I" được đặt ở nơi cao nhất trên cây quyền trượng Hoàng gia của Vua Edward đặt gần ngai vàng & ngày nay nó được trưng bày ở Tháp London. Giá trị ước tính của "Cullinan I" là khoảng 400 triệu USD! Đây được coi là viên kim cương lớn nhất thế giới đã qua chế tác cho đến khi “The Golden Jubilee" nặng 545.67 carat xuất hiện vào năm 1985.
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan I – viên kim cương lớn nhất được chế tác từ Cullinan trên vương trượng của Hoàng gia Anh

Viên kim cương lớn thứ 2 là Cullinan II nặng 317.40 carat được đặt  trước trung tâm của vương miện Hoàng gia của Vương quốc Anh
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan II – viên ngọc sáng nhất trên vương miện Hoàng gia

7 viên kim cương còn lại được chế tác thành ghim cài áo, hoa tai, dây chuyền, nhẫn và đều thuộc quyền sở hữu của Hoàng thân Vương quốc Anh.
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan III & IV

Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan V

Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan VI, VII, VIII

Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan IX

96 viên kim cương nhỏ khác còn được đặc biệt chế tác trang sức cao cấp cho Hoàng Gia hoặc trở thành những món quà quý giá cho con cháu nội tộc. Các chuyên gia cho biết, giá trị của viên kim cương lớn nhất thế giới là vô giá vì cho đến nay chưa có một viên kim cương nào đạt được kích thước, độ trong suốt và có màu sắc đẹp được như Cullinan. Và kể từ khi được cống tặng tới nay, nó cũng chưa bao giờ được Hoàng gia Anh định giá hay đấu giá. Tuy nhiên giá trị ước tính của viên kim cương khổng lồ này sẽ không dưới 2 tỷ USD. Thêm một điều bất ngờ nữa là, kích thước của Cullinan không chỉ có vậy, vào năm 1919, vẫn ở vùng mỏ Premier và ở vị trí không xa so với vị trí tìm thấy viên Cullinan, người ta lại tìm thấy một viên kim cương thô nặng 1500g, trọng lượng đứng thứ 2 trên thế giới. Qua việc nghiên cứu viên kim cương này và các đặc điểm của tinh thể, hình dáng, các đặc điểm khác, các chuyên gia nhận định viên kim cương này là cùng 1 khối với viên kim cương tìm thấy năm 1905 vì thế họ đã không đặt tên mới cho nó. Các chuyên gia cho rằng, nếu viên Cullinan không bị tách đôi, trọng lượng tổng của nó sẽ đạt 4600g, tổng thể viên kim cương sẽ tạo thành một khối lớn trong mỏ quặng!   Xem thêm: Chiêm ngưỡng những viên kim cương đắt nhất thế giới Những viên kim cương màu nổi tiếng thế giới
Back to Top