Search

Đường đi của ánh sáng trong nét cắt nông, cắt sâu và cắt lý tưởng

MẸO CHỌN MUA KIM CƯƠNG THEO NÉT CẮT

Nét cắt kim cương là số lượng mặt cắt và tỷ lệ phân cắt của kim cương để nó đạt được độ chiếu sáng rực rỡ nhất. Đây là tiêu chí ảnh hưởng lớn nhất đến vẻ ngoài của viên kim cương theo tiêu chuẩn 4C của GIA bao gồm: màu sắc, độ tinh khiết, khối lượng và nét cắt kim cương. Viên kim cương được cắt lý tưởng nó sẽ phản xạ lại toàn bộ ánh sáng ở mặt trên tỏa ra độ lấp lánh tối đa giúp nó trông trắng hơn so với nước màu thật của nó đồng thời giúp những khuyết điểm trên viên đá khó bị nhận biết hơn.  Nhưng nếu nét cắt kim cương quá sâu, ánh sáng sẽ tỏa ra ở các cạnh xung quanh hoặc quá nông làm ánh sáng tỏa ra phía dưới viên kim cương làm nó mất đi độ lấp lánh.
Meo-chon-kim-cuong-theo-net-cat

Đường đi của ánh sáng trong nét cắt nông, cắt sâu và cắt lý tưởng

Những cấp độ nét cắt kim cương theo tiêu chuẩn của GIA: Dựa vào số lượng mặt cắt và tỷ lệ nông sâu ta phân chia cấp độ nét cắt kim cương theo các tiêu chuẩn sau: Nét cắt kim cương lý tưởng: Độ ánh lửa và độ sáng tối đa. Phản xạ hầu như tất cả các tia sáng chiếu vào kim cương, tạo ra tuổi thọ và độ lấp lánh đặc biệt. Chỉ những nhà chế tác bậc thầy mới tạo ra viên kim cương với nét cắt hoàn hảo như vậy. Nét cắt kim cương rất tốt: Phản xạ vừa đủ hầu hết tất cả các tia sáng chiếu vào kim cương, cho ra ánh lửa và độ sáng vượt trội. Dưới điều kiện chiếu sáng bình thường, nhìn giống với nét cắt hoàn hảo nhưng có giá thấp hơn. Nét cắt kim cương tốt: Phản xạ hầu hết ánh sáng chiếu vào viên kim cương, với hình dạng trên trung bình. Có giá trị tuyệt hảo so với các phân loại nét cắt cao hơn. Nét cắt kim cương khá: Cho phép lượng ánh sáng lớn đi vào viên kim cương và thoát ra tại các mặt bên hoặc đáy dưới, giảm độ sáng và ánh lửa mà mắt thường nhìn thấy được. Thường được chấp nhận đối với các viên kim cương nhỏ hơn 0,75 carat khi khó nhận biết độ khác biệt giữa các tia lửa. Nét cắt kim cương kém: Cho phép hầu hết ánh sáng đi vào viên kim cương và thoát ra ở mặt bên hoặc đáy dưới. Viên kim cương trông có vẻ thô kệch và thiếu sinh động, kể cả đối với mắt người không có kinh nghiệm. Mẹo chọn mua kim cương theo nét cắt Nét cắt kim cương là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định vẻ đẹp tổng thể của một viên kim cương, bởi vì một viên kim cương nếu cắt kém sẽ không thể phát ra ánh sáng rực rỡ dù với độ tinh khiết và cấp độ màu sắc khá cao. Ngược lại, một viên kim cương dù có nước màu hoặc độ tinh khiết hơi thấp cũng có thể trở nên đẹp hơn nếu được nét cắt tốt. Đối với kim cương dạng tròn, nét cắt tối thiểu phải đạt rất tốt hay lý tưởng để đảm bảo viên kim cương có thể chiếu sáng tốt nhất. Đối với những dạng khác, nét cắt có thể chỉ cần đạt cấp độ tốt là đã đảm bảo đủ độ sáng Bên cạnh cấp độ của nét cắt, bạn cũng nên đảm bảo độ bóng và độ đối xứng giữa các mặt các cạnh cũng phải đạt rất tốt hay lý tưởng, những cấp độ thấp hơn có thể sẽ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của viên đá dù nét cắt khá tốt. Đối với những ai quan tâm nhiều đến kích cỡ viên đá, bạn vẫn có thể chọn những viên kim cương có nét cắt khá hay tốt, đặc biệt là những dạng khác tròn. Viên kim cương của bạn sẽ không thể lấp lánh rực rỡ như những viên được cắt tốt với cùng mức giá, nhưng bù lại, kích cỡ của nó sẽ lớn hơn đáng kể. Tuy nhiên, dù thế nào bạn cũng không nên chọn những viên kim cương có nét cắt kém. Bởi vì gần như nó không thể chiếu sáng và việc trao đổi mua bán với chúng ít khi được chấp nhận, cho dù với mức giá rất thấp.   Xem thêm: 10 cách cắt kim cương phổ biến nhất hiện nay Sự thật phía sau những viên kim cương Hearts & Arrows Lựa chọn trang sức kim cương phù hợp với gương mặt
Cac-tieu-chuan-gia-tri-danh-gia-da-quy

CÁC TIÊU CHUẨN GIÁ TRỊ ĐÁNH GIÁ ĐÁ QUÝ

Đá quý nói chung là một trong những loại khoáng vật được tìm thấy trong tự nhiên được hình thành do quá trình địa chất hoặc sinh vật trong thời gian dài và có giá trị quý hiếm. Đá quý hiện nay có khoảng 100 loại trên tổng số 5070 loại khoáng sản và để được gọi là đá quý, chúng phải có những tiêu chuẩn giá trị dưới đây. ĐẸP Viên đá quý được đánh giá là đẹp nếu nó có đầy đủ các yếu tố màu sắc, độ tinh khiết, phản xạ ánh sáng tốt và các hiệu ứng quang học đặc biệt. Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng và giá trị của đá quý Màu sắc càng tươi, đậm và rõ nét thì viên đá đó càng đẹp và có giá trị lớn, tiêu biểu như sapphire, ruby, emerald ngọc lục bảo, ngọc phỉ thúy là những loại đá quý có màu sắc đẹp và rực rỡ nhất. Độ tinh khiết: Một viên đá quý không bị nứt vỡ, không có tạp chất, đốm mờ, độ tinh khiết càng cao thì giá trị càng lớn. Độ phản xạ ánh sáng càng cao, lấp lánh lôi cuốn thị giác người nhìn khi có ánh sáng chiếu vào sẽ có giá trị cực cao, tiêu biểu là kim cương - “nữ hoàng của các loại đá quý”. Hiệu ứng quang học: một số hiệu ứng quang học có thể kể đến như hiệu ứng thay đổi màu sắc, hiệu ứng ngũ sắc hay hiệu ứng ánh sao…
Cac-tieu-chuan-gia-tri-danh-gia-da-quy

Một số loại đá quý tiêu biểu

HIẾM Với tư tưởng quý đi đôi với hiếm và những gì hiếm thì mới quý và có giá trị. Độ hiếm tiêu biểu trong dòng đá quý vượt xa cả kim cương ắt hẳn phải kể đến loại đá Alexandrite có khả năng thay đổi màu kỳ diệu dưới những nguồn ánh sáng khác nhau. Đá Alexandrite được tìm thấy khá muộn vào năm 1834 tại Nga vào đúng thời điểm  Sa Hoàng tương lai của Nga, Alexander II (1818-1881) làm lễ trưởng thành. Nó có màu đỏ và xanh lá, trùng với màu sắc tiêu biểu của Hoàng gia Nga xưa, nên được đặt theo tên của Sa Hoàng Nga tương lai - Alexandrite. Ngày nay ngoài Nga thì Brazil, Sri Lanka, Tanzania, India, Burma, Madagascar và Zimbawe cũng xuất hiện các mỏ của loại đá này nhưng lại không có tính chất đổi màu kỳ diệu như những viên đá xuất xứ tại Nga BỀN Giống với bất kỳ thứ sản phẩm hay đồ dùng nào, độ bền của đá quý cũng là một tiêu chuẩn hết sức quan trọng để đánh giá giá trị của nó.  Đá quý có độ bền cao sẽ giúp hạn chế các tác động từ bên ngoài trong quá trình sử dụng như va chạm, trầy xước, hóa chất Độ cứng là khả năng chịu được tác động của va đập. Đá quý phải có độ cứng từ 7 trở lên trong thang độ cứng Mohs thì mới ít có khả năng bị vỡ hay trầy xước. Tuy nhiên một số loại đá có độ cứng thấp nhưng có vẻ đẹp, độ phản xạ ánh sáng hay hiệu ứng quang học đặc biệt vẫn được coi là đá quý nhưng trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải giữ gìn và bảo quản chúng cẩn thận Độ dai: có thể kể đến là ngọc phỉ thúy do có cấu trúc đặc biệt nên độ cứng thấp nhưng lại rất dai Độ bền hóa học: Khi sử dụng đá quý làm trang sức đeo hàng ngày, chúng khó tránh khỏi phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, dầu gội, sữa tắm, xà phòng, thuốc làm tóc, nhiệt độ cao...Bởi vậy, đá quý bắt buộc phải có độ bền để chống lại sự ăn mòn của hóa chất độc hại. Ba tiêu chuẩn trên vô cùng quan trọng và quyết định trực tiếp đến giá trị của một viên đá quý. Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng mạnh của ngành công nghiệp đá quý thì giá trị của chúng còn bị chi phối bởi một số tiêu chuẩn khác THỊ HIẾU Thị hiếu của con người là thứ luôn thay đổi và biến động theo thời gian, vùng miền, văn hóa. Ví dụ: ngọc phỉ thúy là loại đá quý được ưa chuộng ở các nước phương Đông trong khi các nước Phương Tây lại ít coi trọng loại đá này. Về khía cạnh thời gian, ở thời cổ đại, đá Opal được cho là có khả năng bảo vệ con người khỏi ma quỷ, khi đó chúng có giá trị lớn hơn vàng, nhưng ngày nay giá trị này đã dần thay đổi đi rất nhiều khi con người không còn mấy tim vào ma quỷ nữa. CHẤT LƯỢNG CHẾ TÁC Đá quý sau khi được khai thác sẽ ở dạng thô không được lấp lánh và có hình dáng như mong muốn và để làm thành đồ trang sức cần qua công đoạn cắt gọt,mài giũa.  Nếu viên đá đó được một nghệ nhân tài ba chế tác, vẻ đẹp và giá trị của nó sẽ lớn hơn rất nhiều lần KHỐI LƯỢNG CARAT Đá quý có khối lượng carat càng lớn thì giá trị của chúng càng cao. Bên cạnh đó những loại đá dùng làm đồ trang sức không nên quá lớn hoặc nặng sẽ gây khó khăn khi con người mang theo bên mình. Tiêu chuẩn này không áp dụng với những loại đá quý dùng làm vật phong thủy. TÍNH ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ Đá quý phải phải được công nhận bởi các chuyên gia và có giá trị ổn định trong một thời gian dài để dùng làm đồ trang sức hay của cải cất giữ.   Xem thêm: Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất Bạn biết gì về giấy chứng nhận kim cương của GIA Độ tinh khiết ảnh hưởng tới chất lượng kim cương như thế nào  
ban-biet-gi-ve-giay-chung-nhan-kim-cuong-cua-GIA

BẠN BIẾT GÌ VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIM CƯƠNG CỦA GIA

Giấy chứng nhận kim cương là một loại chứng chỉ được yêu cầu bắt buộc khi mua kim cương để đảm bảo chắc chắn rằng đó là một viên kim cương thiên nhiên thật sự. Giấy chứng nhận kim cương của GIA là một tiêu chuẩn uy tín mà hầu hết các cơ sở trang sức trên thế giới áp dụng. GIA là gì? GIA (Gemological Institute of America) - Viện Ngọc học Hoa Kỳ được thành lập năm 1931 là một tổ chức phi lợi nhuận về đào tạo, giám định kim cương, đá màu, ngọc trai và đồ trang sức uy tín hàng đầu thế giới.
ban-biet-gi-ve-giay-chung-nhan-kim-cuong-cua-GIA

Giấy chứng nhận kim cương của GIA

GIA đã xây dựng nên hệ thống kiểm định kim cương, đá quý dựa trên tiêu chuẩn 4C bao gồm 4 yếu tố quyết định đến chất lượng và giá trị của một viên kim cương đó là trọng lượng (Carat), màu sắc (Color), độ tinh khiết (Clarity) và giác cắt (Cut). Kiểm định theo tiêu chuẩn 4C của GIA là kiểm định công bằng, nghiêm ngặt, nổi tiếng và phổ biến nhất trên thị trường kim cương và đá quý thế giới. Giấy chứng nhận kim cương của GIA có 2 loại: Báo cáo phân loại kim cương (Diamond Grading Report) dùng để đánh giá, kiểm định những viên kim cương trên 1 carat và Hồ sơ kim cương (Diamond Dossier) để kiểm định những viên kim cương dưới 1 carat. Báo cáo phân loại kim cương của GIA gồm những thông tin sau:   Hồ sơ kim cương của GIA: Đối với những viên kim cương nhỏ dưới 1 carat, GIA sẽ đưa ra giấy chứng nhận kim cương một cách ngắn gọn và xúc tích nhất giống với báo cáo phân loại kim cương, tuy nhiên sẽ không có ảnh đo độ tinh khiết. Để giải thích cho lý do này là bởi vì những khuyết điểm nhỏ của những viên kim cương dưới 1 carat sẽ không ảnh hưởng gì đến vẻ ngoài của nó. Với mỗi một viên kim cương có giấy chứng nhận kim cương của GIA sẽ có số báo cáo giúp bạn xác thực viên kim cương một cách dễ dàng tại mọi thời điểm.   Xem thêm: Các tiêu chuẩn giá trị đánh giá đá quý Những yếu tố tạo nên viên kim cương đẹp nhất
Bảng phân loại độ tinh khiết của kim cương theo tiêu chuẩn 4C

CÁCH PHÂN BIỆT LY VÀ CARAT KHI CHỌN MUA KIM CƯƠNG

Carat và ly là hai từ bạn được nghe rất nhiều mỗi khi chọn mua kim cương. Nhưng bạn đã biết khi nào dùng carat hay khi nào dùng ly chưa? Hiểu rõ hai khái niệm này sẽ giúp bạn chọn mua kim cương được dễ dàng hơn Thế nào là carat và ly? Khi chọn mua kim cương, có thể bạn nghe thấy carat nhiều hơn và nó chính là đơn vị đo khối lượng của đá quý, hay cụ thể là kim cương. Một carat tương đương với 200mg (0,2g). Còn ly là chỉ kích thước của viên kim cương. Một ly bằng một milimet. Tuy nhiên, trong giao dịch kim cương, sẽ rất khó khăn để so sánh giá trị của kim cương theo kích thước bởi mỗi viên lại có những hình dáng khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình oval, giọt lệ...Bởi vậy, trong giao dịch quốc tế, người ta dùng đơn vị carat để xác định giá. Nếu trọng lượng của viên kim cương nhỏ hơn 1 carat, người ta dùng points hoặc cents, và 100 points sẽ bằng 1 carat. Bạn cũng đừng nên nhầm lẫn carat kim cương và karat để chỉ độ nguyên chất của vàng.
cach-phan-biet-ly-va-carat-khi-chon-mua-kim-cuong

Hình ảnh so sánh độ lớn của kim cương tròn theo ly và carat

So sánh độ lớn của viên kim cương theo ly và carat Thông thường, viên kim cương có số ly càng lớn thì khối lượng carat cũng càng lớn.  Song, hai viên kim cương có ly bằng nhau chưa hẳn carat đã bằng nhau, hoặc ngược lại, hai viên kim cương có cùng carat chưa chắc số ly của chúng cũng bằng nhau, bởi mỗi viên kim cương sẽ được cắt theo một tỷ lệ nông, sâu khác nhau. Bởi vậy việc quy đổi hai đơn vị này là không thể nhưng bạn cũng có thể đối chiếu chúng một cách tương đối theo bảng dưới đây:
cach-phan-biet-ly-va-carat-khi-mua-kim-cuong

Bảng quy đổi khối lượng và kích thước của viên kim cương được cắt theo đúng tiêu chuẩn

  Trong tự nhiên, kim cương có carat càng lớn càng hiếm, bởi vậy, giá trị của viên kim cương không được tính theo từng carat mà viên kim cương đó càng lớn, giá trị theo từng carat lại càng cao. Có thể hiểu đơn giản, 2 viên kim cương 1 carat sẽ có giá thấp hơn nhiều so với một viên kim cương 2 carat. Hoặc một viên kim cương 1,91 carat sẽ có giá thấp hơn nhiều so với một viên 2 carat, mặc dù khi so sánh tương quan giữa hai viên kim cương này không lớn. Đây cũng là một mẹo khá hay và tiết kiệm khi bạn đang có ý định chọn mua kim cương cho mình đấy nhé!   Xem thêm: Mẹo chọn mua kim cương theo nét cắt 4 lời khuyên vàng khi chọn mua trang sức Hướng dẫn đo size nhẫn tại nhà  
nhung-su-that-ve-kim-cuong-co-the-ban-chua-biet

KIM CƯƠNG – THẦN HỘ MỆNH CHO GIA CHỦ SINH THÁNG 4

Được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại đá quý”, kim cương được hình thành trong lòng Trái Đất cách đây hàng tỷ năm, hấp thụ những tinh hoa của trời đất xong lại mang trong mình vẻ thanh khiết đến hoàn hảo cùng độ cứng chắc vi diệu. Nếu bạn sinh tháng 4, kim cương chính là vị thần hộ mệnh dành cho bạn.
Kim cương - Thần hộ mệnh cho gia chủ sinh tháng 4

Nếu bạn sinh tháng 4 - kim cương chính là thần hộ mệnh cho bạn

Với vẻ đẹp bất tận, kim cương là biểu tượng của sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang và lòng dũng cảm. Đặc biệt, chúng còn là biểu tượng bất diệt trong tình yêu đôi lứa. Trong ý nghĩa tâm linh, kim cương không chỉ phù hợp với người sinh tháng 4 mà còn phù hợp với những người tuổi Tuất. Đeo trang sức kim cương giúp mang lại may mắn và thành công cho bạn, giúp bạn lấy lại cân bằng, trí lực, sự nhiệt huyết trong công việc, cuộc sống, sự thăng hoa trong tình yêu. Đồng thời bảo bọc, che chở bạn khỏi những sức mạnh đen tối, những thế lực thù địch từ bên ngoài. Xuất phát từ nguồn gốc, “Diamond” - kim cương có nguồn gốc từ "Adamas" trong thần thoại Hy Lạp, nghĩa là bất khả chiến bại. Bên cạnh sắc sáng trắng thuần khiết, kim cương thiên nhiên còn có một loạt các màu khác như xanh dương, xanh lá cây, hồng, đỏ, tím, cam, vàng, đen. Màu sắc của kim cương thiên nhiên được quyết định bởi loại tạp chất có trong quá trình hình thành của đá. Ví dụ như màu vàng do thành phần của ni-tơ hoặc màu xanh được tạo bởi hợp chất boron. kim-cuong-than-ho-menh-cho-gia-chu-sinh-thang-4 Chưa có một lý do cụ thể nào về mối liên kết giữa tháng sinh và các loại đá quý. Tuy nhiên, các bản lưu của Kinh thánh xa xưa, có một chi tiết về vòng đá bao gồm 12 loại đá khác nhau được đeo trên người một vị Linh mục tối cao gắn liền với các cung hoàng đạo. Kể từ đó, người ta đeo đá quý theo tháng sinh nhất định của mình và coi chúng như bùa hộ mệnh. Năm 1912, Hiệp hội trang sức quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một danh sách các loại đá quý khác nhau ứng với từng tháng sinh.Theo danh sách đó thì kim cương là đá quý đại diện cho tháng 4 và những ai sinh vào tháng 4 sẽ đặc biệt phù hợp với loại đá quý này. Là viên ngọc thấm đẫm lịch sử huyền bí lại mang vẻ đẹp thanh tao thoát tục, kim cương được hàng triệu triệu người trên thế giới khao khát ngưỡng mộ. Nếu bạn sinh tháng 4, hãy chọn mukim cương hoàn hảo ngay hôm nay để đồng hành và che chở cho mình nhé.   Xem thêm: Bí quyết chọn trang sức đá quý hợp phong thủy Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn theo phong thủy  
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ VIÊN KIM CƯƠNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI GIÁ…2 TỶ ĐÔ

Phải mất hàng tỷ năm Trái Đất mới nuôi dưỡng được một thứ khoáng chất với tên gọi là “Kim cương”. Với những đặc tính mà tạo hóa đã ban tặng, kim cương nghiễm nhiên trở thành tinh hoa của nhân loại mà con người hàng ngàn năm nay luôn trân quý. Tiêu biểu là Cullinan - viên kim cương lớn nhất thế giới khiến cả thế giới phải trầm trồ, sự xuất hiện của nó cũng là một câu chuyện hài hước và dí dỏm. Cullinan là viên kim cương lớn nhất thế giới mà con người tìm được từ trước đến nay, nó có khối lượng lên tới 3.106,75 cara (621,350 g) và giá trị ước tính khoảng...2 tỷ USD ? Vào một ngày đẹp trời của tháng 1 năm 1905, tại mỏ Premier thuộc tỉnh Gauteng, cách thủ đô nước Cộng hoà Nam Phi là Pretoria chừng 40 km. Người quản lý Frederick Wells trong lúc đi kiểm tra đã vô tình vấp phải “hòn đá” to bằng nắm tay,  vì cho rằng đây là mảnh thủy tinh mà đám công nhân găm lại để trêu ông. Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, “mảnh thủy tinh” ấy lại phát ra thứ ánh sáng lấp lánh hấp dẫn ánh mắt tò mò của ông. Ông dùng con dao bỏ túi để lấy nó ra khỏi lớp đất đá bao quanh, lau chùi sạch sẽ rồi đem về nhà nghiên cứu kỹ. Thật không thể tin được! Kể từ giây phút ấy, nó trở thành viên kim cương lớn nhất thế giới với tên gọi được đặt theo người chủ khu mỏ Thomas Cullinan. Sau khi được công bố, người ta phong danh hiệu cho nó là “Ngôi sao sáng nhất châu Phi”
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Viên kim cương Cullinan là viên kim cương thô lớn nhất thế giới

Hai năm sau, nhân dịp sinh nhật lần thứ 66 của Vua Edward VII, Vương quốc Anh, chính phủ Transvaal không ngần ngại bỏ ra 1,6 triệu Euro để mua lại viên kim cương Culinan làm vật cống tặng cho quốc vương để thể hiện lòng trung thành và biết ơn của người dân Nam Phi với công cuộc khai sáng đất nước. Tuy còn nhiều băn khoăn, xong Vua Edward VII vẫn vui vẻ đón nhận món quà vô giá này và hứa sẽ giữ gìn và bảo vệ nó trong bảo tàng hoàng gia mãi mãi. Công cuộc vận chuyển viên kim cương lớn nhất thế giới này đến Anh cũng là một hành trình đầy kịch tính. Chính quyền thuộc địa Transvaal đã phải dùng phương án nghi binh để đánh lừa những đối tượng có ý đồ muốn chiếm đoạt viên kim cương này bằng cách để viên kim cương giả lên tàu rồi cho binh lính ngày đêm canh gác. Trong khi đó, viên kim cương thật lại được đóng gói và gửi đến cung điện Buckingham qua đường bưu điện như một kiện hàng bình thường. Vượt qua chặng đường đầy rủi ro rình rập, một tháng sau đó nó đã cập bến Hoàng gia Anh và được đưa tới xưởng chế tác kim cương của nghệ nhân Joseph Asscher - thợ chế tác kim cương điêu luyện nhất thời bấy giờ.
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Nhà chế tác tài ba Joseph Asscher bên viên kim cương Cullinan kỷ lục

Công nghệ chế tác kim cương thời bấy giờ còn thô sơ, khó khăn và rất nguy hiểm, bởi chỉ một nhát cắt không đúng có thể hủy hoại mọi thứ. Trải qua 3 tháng ròng rã nghiên cứu cách cắt viên kim cương này sao cho không lãng phí dù chỉ là một mảnh vụn trên bàn, ông đã đưa nhát cắt đầu tiên. Thật không may lưỡi dao bị vỡ ngay lập tức và những mảnh vụn kim cương rơi ra. Ông giam mình vài ngày như sự hối lỗi về sai sót của mình. Khi cắt thành công nhát cắt đầu tiên, ông vui sướng đến nỗi ngất đi tới 38 ngày và sau khi tỉnh lại, ông chiết tách thành công 9 viên kim cương nhỏ mang những nét phù hợp cho từng mục đích sử dụng và 96 viên nhỏ từ những mảnh vụn của viên kim cương khổng lồ.
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

9 viên kim cương được chiết tách từ Cullinan và chế tác của nó

Viên kim cương lớn nhất mang tên Cullinan I được chế tác có hình trái lê với 78 mặt nặng 530,2 cara (106,08 g) , đường kính 53mm x 44mm x 29mm & có tất cả 76 cạnh. "Cullinan I" được đặt ở nơi cao nhất trên cây quyền trượng Hoàng gia của Vua Edward đặt gần ngai vàng & ngày nay nó được trưng bày ở Tháp London. Giá trị ước tính của "Cullinan I" là khoảng 400 triệu USD! Đây được coi là viên kim cương lớn nhất thế giới đã qua chế tác cho đến khi “The Golden Jubilee" nặng 545.67 carat xuất hiện vào năm 1985.
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan I – viên kim cương lớn nhất được chế tác từ Cullinan trên vương trượng của Hoàng gia Anh

Viên kim cương lớn thứ 2 là Cullinan II nặng 317.40 carat được đặt  trước trung tâm của vương miện Hoàng gia của Vương quốc Anh
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan II – viên ngọc sáng nhất trên vương miện Hoàng gia

7 viên kim cương còn lại được chế tác thành ghim cài áo, hoa tai, dây chuyền, nhẫn và đều thuộc quyền sở hữu của Hoàng thân Vương quốc Anh.
Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan III & IV

Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan V

Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan VI, VII, VIII

Chuyen-it-biet-ve-vien-kim-cuong-lon-nhat-the-gioi-gia-2-ty-do

Cullinan IX

96 viên kim cương nhỏ khác còn được đặc biệt chế tác trang sức cao cấp cho Hoàng Gia hoặc trở thành những món quà quý giá cho con cháu nội tộc. Các chuyên gia cho biết, giá trị của viên kim cương lớn nhất thế giới là vô giá vì cho đến nay chưa có một viên kim cương nào đạt được kích thước, độ trong suốt và có màu sắc đẹp được như Cullinan. Và kể từ khi được cống tặng tới nay, nó cũng chưa bao giờ được Hoàng gia Anh định giá hay đấu giá. Tuy nhiên giá trị ước tính của viên kim cương khổng lồ này sẽ không dưới 2 tỷ USD. Thêm một điều bất ngờ nữa là, kích thước của Cullinan không chỉ có vậy, vào năm 1919, vẫn ở vùng mỏ Premier và ở vị trí không xa so với vị trí tìm thấy viên Cullinan, người ta lại tìm thấy một viên kim cương thô nặng 1500g, trọng lượng đứng thứ 2 trên thế giới. Qua việc nghiên cứu viên kim cương này và các đặc điểm của tinh thể, hình dáng, các đặc điểm khác, các chuyên gia nhận định viên kim cương này là cùng 1 khối với viên kim cương tìm thấy năm 1905 vì thế họ đã không đặt tên mới cho nó. Các chuyên gia cho rằng, nếu viên Cullinan không bị tách đôi, trọng lượng tổng của nó sẽ đạt 4600g, tổng thể viên kim cương sẽ tạo thành một khối lớn trong mỏ quặng!   Xem thêm: Chiêm ngưỡng những viên kim cương đắt nhất thế giới Những viên kim cương màu nổi tiếng thế giới
Bi-quyet-chon-trang-suc-da-quy-hop-phong-thuy

BÍ QUYẾT CHỌN TRANG SỨC ĐÁ QUÝ HỢP PHONG THỦY

Ngày nay trang sức đá quý không chỉ tôn vinh vẻ đẹp, thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính người đeo mà còn mang xu hướng phong thủy tâm linh. Chọn trang sức đá quý hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn thuận lợi trong cuộc sống, sự nghiệp của chủ sở hữu. Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và huyền ảo, là sự kết hợp hài hòa 5 yếu tố của trời đất: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. 5 yếu tố này được nuôi dưỡng thành nguồn năng lượng quý báu tồn tại trong các loại đá quý ở sâu trong lòng đất qua hàng tỷ năm tỏa ra năng lượng rất tốt, đặc biệt trong điều kiện phù hợp với cung mệnh của người đeo nó. Trang sức đá quý giúp tôn vinh vẻ đẹp, gu thẩm mỹ và phong cách thời trang của bạn, nếu lựa chọn những loại đá quý có màu sắc phù hợp với từ cung mệnh sẽ mang lại nhiều sức khỏe, may mắn và hưng thịnh Có nhiều cách lựa chọn trang sức theo ngũ hành theo hình dáng, theo mùa, tháng sinh… Với văn hóa và truyền thống phương Đông, chọn trang sức theo ngũ hành là chọn các sắc màu đá ứng với các hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ hướng đến việc cân bằng năng luợng Âm - Dương để đạt đến sự hài hoà lý tuởng. Có thể hiểu Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thụ màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc trong Ngũ hành sẽ tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi cho mỗi người. Có nhiều quan niệm cho rằng nếu đeo trang sức không đúng cách, không theo màu sắc ngũ hành hợp với mệnh người đeo, có thể sẽ đem lại những điều không tốt cho người sử dụng. Ngược lại, nếu đeo trang sức có màu đá phù hợp với cung mệnh, sẽ đem lại sức khỏe, may mắn, thịnh vượng cho người đeo. Điều quan trọng đầu tiên là hãy tìm hiểu rõ quy luật Ngũ hành như thế nào, cung mệnh của ta ra sao để áp dụng chúng vào lựa chọn trang sức phù hợp mang lại một cuộc sống hạnh phúc, may mắn, thuận lợi và bình an trong cuộc sống. Để tìm hiểu về quy luật của Ngũ hành, trước hết ta cần dựa vào năm sinh âm lịch hay Can Chi để tìm ra cung mệnh của mình, từ đó xác định màu sắc loại đá quý phù hợp. Theo thuyết ngũ hành phương Đông, tất cả vạn vật đều khởi phát từ 5 yếu tố: KIM (gồm những gam màu sáng, trắng và sắc ánh kim) - MỘC (màu xanh, màu lục của cỏ cây) - THỦY (gồm màu xanh biển sẫm, màu đen của nước) - HỎA (màu đỏ, hồng, tím tượng trưng cho lửa) - THỔ (màu nâu, vàng, cam tượng trưng cho đất) Nguyên lý Ngũ hành tương sinh: KIM sinh THỦY, THỦY sinh MỘC, MỘC sinh HỎA, HỎA sinh THỔ, THỔ sinh KIM. Nguyên lý Ngũ hành tương khắc: KIM khắc MỘC, MỘC khắc THỔ, THỔ khắc THỦY, THỦY khắc HỎA, HỎA khắc KIM.
Bi-quyet-chon-trang-suc-da-quy-hop-phong-thuy

Bí quyết chọn trang sức đá quý hợp phong thủy

Sau khi xác định được cung mệnh ta đi tìm những loại trang sức đá quý có màu sắc phù hợp với nguyên lý tương sinh sẽ giúp mang lại nhiều vận may tài lộc Chọn trang sức đá quý cho người mệnh KIM: Người mệnh Kim là người tinh tế và sắc sảo, bạn sẽ thật kiêu kỳ, rạng rỡ với trang sức được gắn kim cương – sắc trắng tinh khiết đặc trưng cho mệnh Kim.
Bi-quyet-chon-trang-suc-da-quy-hop-phong-thuy

Trang sức kim cương – Màu sắc nói lên tính cách của người mệnh Kim

Ngoài ra, bạn còn có thể mang đến cho mình sự ấm áp và huyền bí của các màu sắc thuộc hành Thổ như vàng, vàng đậm, nâu đất như đá mắt mèo, thạch anh vàng, đá topaz, kim cương vàng, sapphire vàng theo nguyên lý Thổ sinh Kim Thêm một sự lựa chọn hoàn hảo nữa cho mệnh Kim chính là màu xanh lá cây – sắc màu căng tràn nhựa sống của hành Mộc vì chỉ có Kim mới có thể khắc chế được Mộc. Vì vậy, người mệnh Kim nên chọn cho mình loại trang sức gắn đá có màu xanh lá cây như: garnet, ngọc bích, ngọc lục bảo, Tourmalines, Đá Peridot... Chọn trang sức đá quý cho người mệnh Mộc: Bạn nên chọn các loại đá quý có màu sắc dành riêng cho mệnh Mộc, đó là màu xanh của lá cây, của sự sống như: garnet, ngọc bích, ngọc lục bảo, Tourmalines, Đá Peridot...Hoặc theo thuyết ngũ hành Thủy sinh Mộc,  màu sắc tốt nhất bạn có thể lựa chọn là màu xanh nước biển, xanh da trời, xanh lam, xanh đen như đá sapphire, đá tanzanite, đá topaz blue, đá aquamarinea, đá apatite màu xanh… vì đây là các màu đặc trưng của mệnh Thủy. Bên cạnh đó, Mộc khắc chế được Thổ nên bạn có thể thỏa sức diện các loại trang sức thuộc mệnh Thổ là màu vàng sậm, vàng nâu, nâu đất có thể kể đến như đá mắt mèo, thạch anh vàng, đá topaz, kim cương vàng, sapphire vàng…
Bi-quyet-chon-trang-suc-da-quy-hop-phong-thuy

Mệnh Mộc phù hợp với trang sức đá quý màu xanh lá cây tràn đầy sức sống

Chọn trang sức đá quý cho người mệnh Thủy: Theo thuyết ngũ hành Kim sinh Thủy ( Kim nâng đỡ và bao bọc cho Thủy), vì thế nếu bạn thuộc mệnh này thì tốt nhất nên chọn là  trang sức gắn đá màu trắng như kim cương, vì sắc trắng tinh khiết của kim cương theo thuyết ngũ hành là thuộc kim. Bạn cũng có thể tham khảo các màu đặc trưng cho mệnh Thủy là màu xanh đen, Xanh biển như đá sapphire, đá tanzanite, đá topaz blue, đá aquamarinea, đá apatite màu xanh…
Bi-quyet-chon-trang-suc-da-quy-hop-phong-thuy

Trang sức màu xanh dương – tượng trưng cho người mệnh Thủy

Thêm một lựa chọn phù hợp cho người mệnh Thủy bạn giúp bạn tự tin và yên tâm hơn là các loại trang sức đá quý có gam màu nóng như đỏ, hồng, cam .. các màu đặc trưng của mệnh Hỏa vì bạn – người mệnh Thủy chế ngự được Hỏa. Và các màu đá quý thích hợp cho người mệnh Thủy sở hữu chính là: trang sức kim cương đỏ, ruby, đá garnet đỏ, Tourmaline, Đá Spinel… Chọn trang sức đá quý cho người mệnh Hỏa: Mang sắc đỏ đặc trưng của mệnh Hỏa, những người đeo trang sức màu đỏ lấp lánh luôn có một sức quyến rũ mãnh liệt, những loại đá quý màu đỏ mà bạn có thể lựa chọn đó là trang sức kim cương đỏ, ruby, đá garnet đỏ, Tourmaline, Đá Spinel…
Bi-quyet-chon-trang-suc-da-quy-hop-phong-thuy

Sắc đỏ rực rỡ, cuốn hút của những người mệnh Hỏa

Theo nguyên lý tương sinh Mộc sinh Hỏa nên những màu trang sức tiếp theo đây cũng phù hợp với bạn: garnet, ngọc bích, ngọc lục bảo, Tourmalines, Đá Peridot... Đặc biệt, bạn sẽ tỏa sáng rực rỡ và cuốn hút với trang sức kim cương – sắc trắng thuần khiết đặc trưng của mệnh Kim vì Hỏa chế ngự được Kim (Lửa nung kim loại nóng chảy thành nước). Như vậy, người mệnh Hỏa nên đeo những loại trang sức sau: trang sức gắn kim cương, đá moonstone (đá mặt trăng), đá agate (mã não trắng), thạch anh trắng hoặc ngọc trai cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các quý cô yêu thích vẻ đẹp quyền quý sang trọng. Chọn trang sức đá quý cho người mệnh Thổ: Trong ngọn lửa đỏ rực của hành Hỏa,mọi vạn vật trên thế giới này đều có thể bị thiêu thành tro bụi, qua thời gian nó sẽ trở về với đất cát thuộc mệnh Mộc, bởi thế những người thuộc mệnh thổ có thể ưu tiên lựa chọn các loại trang sức đá quý mang màu sắc của mệnh Hỏa như: trang sức kim cương đỏ, ruby, đá garnet đỏ, Tourmaline, Đá Spinel… Đặc biệt, bạn không thể bỏ qua các màu sắc của đá quý thuộc mệnh Thổ, vì đây là màu sắc thuộc về cung mệnh của bạn. Các loại trang sức bạn có thể lựa chọn là màu vàng, vàng đậm hay vàng nâu: đá mắt mèo, thạch anh vàng, đá topaz, kim cương vàng, sapphire vàng…
Bi-quyet-chon-trang-suc-da-quy-hop-phong-thuy

Sắc vàng đậm ấm áp của trang sức đá quý thuộc mệnh Mộc

Ngoài ra, mệnh Thổ có thể chế ngự được mệnh thủy bởi đất đá có thể ngăn cản được dòng nước. Vì thế, mệnh của bạn cũng rất phù hợp với những màu sắc đá quý mang mệnh Thủy. Màu sắc tiêu biểu của mệnh này là các loại đá quý màu xanh nước biển, xanh da trời hoặc xanh đen: đá sapphire, đá tanzanite, đá topaz blue, đá aquamarinea, đá apatite màu xanh… Hiểu được nguyên lý ngũ hành tương sinh, lựa chọn được trang sức đá quý có màu sắc phù hợp với cung mệnh sẽ giúp bạn luôn tự tin, tỏa sáng rạng rỡ, đặc biệt mang lại may mắn và niềm kiêu hãnh cho chính bạn. Hãy tìm mua những món trang sức đá quý dành riêng cho bạn ngay hôm nay tại 24Cara nhé!   Xem thêm: Ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn theo phong thủy Kim cương - Thần hộ mệnh cho gia chủ sinh tháng 4 Tác dụng của kim cương đối với sức khỏe con người  
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

TỔNG HỢP CÁCH NHẬN BIẾT KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN VỚI CÁC LOẠI ĐÁ QUÝ

Được mệnh danh là “vua của các loại đá quý”, kim cương thiên nhiên được tạo hóa ban tặng những đặc tính và phẩm chất mà không một khoáng chất nào sánh được. Tuy nhiên, kim cương thiên nhiên trên thị trường khá quý hiếm và có giá trị đắt đỏ mà không phải ai cũng sẵn sàng rút hầu bao cho chúng. Còn nếu dư dả tài chính, bạn nên tham khảo bài viết dưới đây để chọn cho mình một viên kim cương hoàn hảo, tránh mất “tiền thật” lại mua phải “hàng fake” nhé Kim cương thiên nhiên là một trong 2 dạng thù hình của carbon được hình thành trong lòng đất cách đây từ 3,5 - 4 tỷ năm với những tính chất vật lý hoàn hảo và vẻ đẹp mê hoặc. Nhưng cũng bởi vẻ đẹp ấy cùng những nguyên nhân khách quan khác mà giá trị của kim cương được đẩy lên cao gấp nhiều lần. Đây là cơ hội cho những kẻ hám tiền lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm và chủ quan của khách hàng để thay thế kim cương thiên nhiên bằng một số loại đá quý tổng hợp khác có vẻ bề ngoài và các tính chất vật lý gần giống kim cương để tối ưu lợi nhuận cao nhất. Bạn biết gì về kim cương nhân tạo? Kim cương nhân tạo với vẻ đẹp và độ tinh khiết không thua kém gì kim cương thiên nhiên. Các nhà kiểm định hay các nhà kinh doanh kim cương lâu năm cũng khó mà phân biệt được hai loại đá này nếu như không dùng các thiết bị kiểm định chuyên dụng. Việc thay thế kim cương thiên nhiên bằng kim cương nhân tạo cũng gặp không ít khó khăn bởi chi phí sản xuất kim cương nhân tạo khá cao, thị trường hoàn toàn không phổ biến loại đá quý này. Kim cương nhân tạo được quảng cáo trên thị trường thực chất chỉ là một số loại đá quý có giá trị thấp hơn tiêu biểu là đá Cubic Zirconia (Đá CZ) hay Moissanite. Đá Cubic Zirconia (Đá CZ) - “kẻ giả danh kim cương hoàn hảo nhất” Cubic Zirconia (CZ) là dạng tinh thể khối zirconium dioxide (ZrO2), được phát hiện lần đầu năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga). Đá Zirconia thường có màu trắng với độ quang học hoàn hảo nhưng độ cứng chỉ từ 8-8,5 trên thang độ cứng Mohs (thấp hơn nhiều so với kim cương) nên rất dễ bị trầy xước, xuống màu. Đá Moissanite Moissanit (SiC) là khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum, có độ cứng 9,5 xấp xỉ kim cương thiên nhiên trên thang độ cứng Mohs. Đặc biệt, độ dẫn nhiệt hoàn tương tự kim cương, nếu dùng bút thử kim cương trên cơ sở độ dẫn nhiệt thì hoàn toàn không có tác dụng. Moissanit được chế tác với nhiều kích thước khác nhau và là sự đánh đố trong thương trường mua bán kim cương hiện nay, và giá chỉ bằng 1/15-1/20 so với kim cương thiên nhiên. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Bảng so sánh các thông số cơ bản của kim cương, đá CZ, đá Moissanite và kim cương nhân tạo tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Cách phân biệt kim cương thiên nhiên với các loại đá “giả mạo” Cách 1: Hàng thật nặng gấp đôi “hàng fake” Cùng kích thước như nhau nhưng đá CZ lại có trọng lượng riêng lớn hơn, cụ thể là từ 5,6 đến 6,0 N/m3 lớn hơn kim cương đến 1,7 lần. Cách so sánh đơn giản nhất là đặt 2 viên đá trên lòng bàn tay hoặc trên cân tiểu ly điện tử chuyên dùng để cân trang sức, Viên đá nào nặng hơn thì đó chính là Cubic Zirconia Cách 2: Kim cương giả sẽ bị bám hơi nước Bạn hà hơi thở vào viên đá, nếu viên nào bị bám hơi nước lâu hơn một chút thì đó chính là kim cương giả, còn kim cương thật sẽ không bị mờ đi bởi hơi thở của bạn Cách 3: Thả viên kim cương vào nước Nếu viên kim cương chìm hẳn xuống đáy cốc nước thì đó chính là kim cương thật, ngược lại nếu nó lơ lửng ở thành cốc hoặc nổi bồng bềnh thì đó là kim cương giả Cách 4: Kiểm tra độ tinh khiết bằng kính lúp Bản chất kim cương được hình thành trong tự nhiên nên không thể có độ tinh khiết và hoàn hảo không tỳ vết, dù ít hay nhiều thì viên kim cương đó cũng sẽ lẫn tạp chất. Ngược lại các loại đá giả sẽ tinh khiết hoàn toàn do có sự can thiệp của bàn tay con người. Vì vậy đặt viên đá dưới kính lúp, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Mức độ những tạp chất hay khiếm khuyết có thể thấy khi soi viên kim cương thiên nhiên dưới kính lúp

Cách 5: Kiểm tra độ lấp lánh dưới ánh sáng Một viên kim cương thật khi được đặt dưới ánh sáng sẽ có màu trắng hoặc xám và tỏa ánh cầu vồng ra xung quanh Một viên kim cương giả sẽ có màu cầu vồng ngay cả ở bên trong của viên đá đó. Đá CZ sẽ ít sáng hơn và màu cầu vồng cũng không rõ ràng như kim cương thật. Còn đá Moissanite lại có độ khúc xạ lớn hơn kim cương nên ánh cầu vồng nó tỏa ra cũng mạnh hơn kim cương và bạn chớ nên bị hấp dẫn bởi điều này. tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy Cách 6: Kiểm tra bằng dấu chấm hoặc giấy báo Đây chính là cách kiểm tra độ khúc xạ của viên kim cương. Đặt úp viên đá dưới 1 dấu chấm sao cho tâm viên đá vào chính giữa dấu chấm (không đặt ngang) rồi quan sát. Nếu dễ dàng nhận thấy vòng tròn phản chiếu dấu chấm thì đó là đá CZ, còn kim cương thật sẽ phản xạ ánh sáng lên dâu chấm và bạn không thể nào nhìn thấy rõ ràng dấu chấm đó   Đặt úp viên kim cương dưới 1 tờ báo. Nếu bạn có thể nhìn thấy rõ chữ hoặc các nét méo mó thì đó là kim cương giả. Còn kim cương thật với mức độ bẻ cong ánh sáng mạnh, bạn sẽ không thể nhìn được chữ.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Viên kim cương không nhìn rõ chữ là viên kim cương thật (trái) so với viên kim cương giả đã nhìn rõ nét chữ trên tờ báo

Tuy nhiên đó là đối với viên kim cương được cắt hoàn hảo với độ khúc xạ tốt, nếu không có sự đối xứng giữa các giác cắt thì khả năng kim cương thật cũng vẫn nhìn rõ chữ. Nhưng đây cũng được coi là một cách kiểm tra đơn giản mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Cách 7: Dùng phương pháp chụp X-quang Kim cương có cấu trúc phân tử radiolucent, có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện trong phim chụp x-quang. Thủy tinh, đá Cubic Zirconium và một số tinh thể khác đều có tính radiopaque (chắn bức xạ), vì thế chúng hiện rõ ràng dưới tia X-quang. Để kiểm tra được bằng cách này bạn bắt buộc phải mang đến phòng thí nghiệm chuyên kiểm tra kim cương hoặc các cơ quan chụp X-quang tại địa phương.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Kim cương thật sẽ không được nhìn thấy dưới phim chụp X-quang

Cách 8: Kiểm tra độ dẫn điện Việc phân biệt Kim cương thiên nhiên với đá Moissanite bằng mắt thường gần như là không thể, nhất là khi đá Moissanite được chế tác kỹ lưỡng. Đó là lúc bạn cần tới sự trợ giúp của máy kiểm tra độ dẫn điện bởi kim cương thiên nhiên có độ dẫn điện cực mạnh còn đá Moissanite thì không bằng.
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Máy kiểm tra độ dẫn điện của kim cương

Cách 9: Kiểm tra giấy chứng nhận kim cương của GIA Dù bạn chọn cách kiểm tra nào đi nữa thì cách tốt nhất và đáng tin cậy nhất là kiểm tra về các giấy tờ kiểm định về nguồn gốc xuất xứ của viên kim cương và rất nhiều những thông tin như trọng lượng, kích thước, độ tinh khiết… dựa theo tiêu chuẩn 4C của GIA
tong-hop-cac-cach-nhan-biet-kim-cuong-thien-nhien-voi-cac-loai-da-quy

Chứng chỉ GIA theo tiêu chuẩn 4C

Những cách để phân biệt kim cương thiên nhiên với các loại đá giả mạo hiện nay có rất nhiều và phổ biến. Tuy nhiên nếu bạn có ý định mua và kiểm tra viên kim cương mình mong muốn thì không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ những cách đã nêu trên. Chỉ cần có đủ giấy tờ chứng nhận và một vài cách thông thường, bạn sẽ biết được chính xác đó là kim cương thật hay chỉ là “kẻ giả danh” rồi.     Xem thêm: Cách nhận biết kim cương bằng mắt thường chính xác nhất Những hiểu biết cơ bản về kim cương thiên nhiên
tac-dung-cua-kim-cuong-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi

TÁC DỤNG CỦA KIM CƯƠNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Với vẻ đẹp kỳ ảo được tạo hóa ban tặng, kim cương tự nhiên chủ yếu được sử dụng trong ngành trang sức. Bên cạnh đó, kim cương còn có nhiều công dụng đặc biệt khác tới sức khỏe của người sử dụng. Bài viết sau đây, hãy cùng 24Cara đi sâu tìm hiểu vấn đề này. Kim cương tự nhiên biểu tượng cho sự trong sáng và tinh khiết, sự hoàn thiện và bách chiến bách thắng, của sức mạnh và quyền lực tối thượng. Vì thế kim cương có thể xua đuổi sợ hãi, bảo vệ người chủ tránh được mọi tác động xấu từ bên ngoài. Với bản chất cứng cáp, bền vững, trong các trận chiến đấu, kim cương giúp cho người chủ luôn chiến thắng trong mọi cuộc chiến, bởi thế không phải ngẫu nhiên mà Napoleon thường xuyên mang theo bên mình một viên kim cương lớn như bảo vật bất ly thân để phòng vệ mọi tai ương. Tác dụng của kim cương chỉ phát huy khi chúng ta có được nó một cách trung thực và chân thành nhất, đặc biệt khi kim cương đó là vật được tặng hoặc quà biếu. Nếu là sự cưỡng ép và bạo lực, kim cương có thể gây hại cho chính người chiếm hữu nó. tac-dung-cua-kim-cuong-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi Tác dụng của kim cương đến thể chất người sử dụng: Sử dụng trang sức kim cương giúp điều hòa nhịp tim và cân bằng não bộ, tinh thần thoải mái và sảng khoái Kim cương có tính chống nhiễm khuẩn, khử độc và giảm sốt hiệu quả. Bạn có thể uống nước kim cương (nước ngâm viên kim cương thiên nhiên qua đêm) để bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể Kim cương khi đeo trên người sẽ có tác dụng trực tiếp đến cơ thể, vì vậy, những người dễ kích động hoặc bị bệnh huyết áp cao không nên đeo kim cương hàng ngày Tác dụng của kim cương tới tâm lý con người: Là loại đá quý mang năng lượng lớn, kim cương có thể xua đuổi những giấc mơ xấu, chữa bệnh ảo tưởng Giúp việc sinh nở của phụ nữ trở nên dễ dàng hơn nên kim cương còn được coi là biểu tượng của tình mẫu tử Trong thuật chiêm tinh của Ấn Độ, kim cương là một loại đá chủ đạo của luân xa kết nối con người với sức mạnh của vũ trụ. Vì thế, kim cương có thể xua đuổi, tránh những phép thuật xấu bằng cách phản chiếu lại chúng.   Xem thêm: Kim cương - Thần hộ mệnh cho gia chủ sinh tháng 4 Bí quyết chọn trang sức đá quý hợp phong thủy
Back to Top